xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mài mực ru con, mài son đánh giặc

Hoàng Tuấn Công

Các nhà biên soạn từ điển giải thích tục ngữ "Mài mực ru con, mài son đánh giặc", rất khác nhau:

Nhóm thứ nhất:

- "Từ điển thành ngữ Việt Nam" (Viện Ngôn ngữ học) giải thích: "(Các đồ nho) vừa giúp việc nhà vừa giúp việc nước".

- "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (GS Nguyễn Lân): "Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự".

- "Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam" (Nguyễn Cừ): "Phụ nữ Việt Nam có truyền thống đẹp đẽ, đối với gia đình đảm đang mài mực dạy con học, khi có kẻ thù xâm lược thì mài son là dùng mỹ nhân kế tiêu diệt kẻ thù".

Nhóm thứ hai:

- "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương): "Mài mực (nho là việc dễ làm còn hơn cả) ru con; mài son (cục là việc khó làm còn hơn cả) cầm quân đi đánh giặc".

- "1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm" (Lê Gia): "Thỏi mực thì mềm và đen nên khi muốn mài ra với nước mà chấm bút viết thì nên mài nhẹ tay như là khi mình ru con vậy, nếu không thỏi mực sẽ gẫy nát. Hòn son là một cục đá cứng và đỏ nên khi muốn mài ra với nước để chấm bút mà viết thì phải mài cho thật mạnh tay như khi đánh giặc vậy, bột son mới bể ra".

Theo chúng tôi, cách giải thích của nhóm một không có cơ sở thực tế. Vì vừa dạy học vừa "làm việc vặt", khi có giặc thì tham gia "phục vụ quân sự" không phải hình ảnh của thầy đồ xưa. Phụ nữ xưa cũng không lấy đâu ra chữ nghĩa thánh hiền để "mài mực dạy con", rồi lại "mài son" trang điểm (?), "dùng mỹ nhân kế tiêu diệt kẻ thù" như Nguyễn Cừ giảng!

Với nhóm thứ hai, cứ theo các giảng của nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương thì ru con đã dễ, mài mực còn dễ hơn; đánh giặc đã khó, mài son còn khó hơn. Nhưng trẻ nhỏ mà quấy khóc, ru cho nó ngủ đâu có dễ? Mà "mài mực" đâu dễ tới mức đem so với những việc "dễ" nhất? Thỏi mực cũng không hề "mềm" so với son; màu sắc của mực và son không phải là nguyên nhân khiến người ta phải mài nhẹ hay mài mạnh tay như cách giảng của Lê Gia.

Thực ra, câu tục ngữ này nói đến kinh nghiệm, phương pháp mài mực và mài son.

Mực tàu được làm từ muội (khi đốt cháy) của một số loại cây gỗ, chế với nước keo, hương liệu, luyện nhuyễn cho tới dẻo quánh, rồi nén thành thỏi. Mực thỏi để lâu rắn đanh lại nhưng khi mài lại không được mạnh tay. Nếu sốt ruột, mài mạnh tay cho nhanh, mực nhiều hạt sạn, khi viết, bút bị xơ, nét bút không đẹp. Ngược lại, phải kiên trì mài nhẹ nhàng, êm tay (như "ru con"), để mực trong thỏi được bào dần, mòn dần từng tí, hòa tan, quyện với nước, cho một thứ mực mịn màng, sóng sánh, khi viết đầu bút chụm lại, bút lông có độ đàn hồi tốt, nét bút không bị xơ, cứng, mặt chữ bóng, đẹp.

Với "mài son", xưa kia, người ta dùng một loại khoáng thạch có màu đỏ tự nhiên, gọi là chu sa [朱砂] để làm son và làm thuốc. Thông thường, son không dùng để viết mà để phê, khuyên, đóng ấn, triện nên không cần phải mịn như mực. Mặt khác, son là thủy ngân kết tinh thành hạt như cát, dẫu mài nhẹ nhàng cũng không mịn như mực. Do đó, khi mài son được phép mài (và phải mài) thật lực (như đi "đánh giặc") vậy. Theo một cách truyền đạt kinh nghiệm mài mực khác, tục ngữ còn có câu "Mực mài tròn, son mài dài". Khi mài mực, tay luôn giữ cố định cho thỏi mực vuông góc với mặt nghiên, rồi nhẹ nhàng, đều tay mài theo vòng tròn của lòng nghiên. Động tác này khiến người ta có sốt ruột muốn mài mạnh tay cũng không được; ngược lại khi mài son, phải mài theo đường thẳng (giống thợ mộc bào gỗ) cho có lực, để chất son nhanh thấm ra nước.

Tục ngữ Hán có câu: "非人磨墨, 墨磨人: Phi nhân ma mặc, mặc ma nhân - Không phải người mài mực, mà mực mài người", ý nói dường như chính thỏi mực đang mài mòn ý chí, thử thách lòng kiên trì của người vậy. Học trò xưa đi học, việc đầu tiên là phải gò lưng mài mực cho thầy, rồi sau mới đến chuyện học chữ. Xưa ở làng Hạc Oa (nay thuộc TP Thanh Hóa) có người công phu mài mực cho Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh, sau được hàm Cửu phẩm, gọi là ông Cửu Mặc (Cửu phẩm mài mực).

Như vậy, vấn đề ở đây không phải do mực tàu mềm, dễ mài hơn so với son mà là kỹ thuật mài mực cần nhẹ nhàng, từ từ; còn son thì mài mạnh tay hơn.

Theo chúng tôi, trong số rất nhiều cuốn từ điển, cách giảng sau đây của "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Vũ Dung) là đúng: "Mài mực ru con, mài son đánh giặc (mực: thỏi mực màu đen mài ra để viết; son: đá đỏ, mài ra làm mực viết, vẽ bằng bút lông). Một kinh nghiệm mài son và mài mực: mài mực thì nhẹ tay (như người ru con), mài son thì mạnh tay (như người đánh giặc)".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo