xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngày càng tạp nham

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Những bài tân cổ sau này không còn giao duyên, thậm chí nghe chói tai nên nhiều nhạc sĩ không cho sử dụng bài hát của mình để viết lời cổ nhạc

Ngày nay càng hiếm những bài tân cổ giao duyên đi vào lòng khán thính giả. Số lượng băng đĩa của nghệ sĩ phát hành ngày càng nhiều nhưng số bài ca in trong tâm trí người nghe không đáng kể. Nguyên nhân vì đâu?

Chói tai người nghe

Soạn giả - NSND Viễn Châu khẳng định: “Sáng tác  bài tân cổ giao duyên hay phải gắn với nhạc “mùi”. Tôi không muốn gọi dòng nhạc gắn với cổ nhạc là “nhạc sến” vì như thế là có ý miệt thị. Tôi xin phép gọi dòng nhạc này là nhạc “mùi” bởi nó gần với âm nhạc ngũ cung của cổ nhạc: hò, xự, xang, xê, cống”.

Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ do HTV tổ chức là một chương trình giới thiệu nhiều bài tân cổ giao duyên 
được khán giả yêu thích
Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ do HTV tổ chức là một chương trình giới thiệu nhiều bài tân cổ giao duyên được khán giả yêu thích

Điều này lý giải vì sao hàng loạt bài tân cổ giao duyên ra đời trong những thập niên 1960, 1970 là nhạc trữ tình, mang âm hưởng dân ca. Những bài tân nhạc được sử dụng để chế tác bài tân cổ giao duyên thường là những ca khúc có nội dung mang tính tự sự, kiểu như: Chuyện tình Lan và Điệp, Hàn Mặc Tử, Đồi thông hai mộ…

Soạn giả Huỳnh Thanh Tuấn (Trà Vinh) cho biết sáng tác tân cổ giao duyên phải tuân thủ theo chủ đề của ca khúc. Bốn câu vọng cổ phải chứa đựng nội dung phát triển từ hồn nhạc của bài tân nhạc và tâm trạng sáng tác của nhạc sĩ. Không thể hư cấu quá lệch, tách rời xa câu chuyện mang chất thơ trong bài tân nhạc.

Một yêu cầu khác của bài tân cổ giao duyên là lời ca cổ phải giàu sắc thái biểu cảm, ngôn ngữ đậm chất văn học. GS-TS Trần Văn Khê cho rằng những bài vọng cổ do anh Bảy Bá (soạn giả - NSND Viễn Châu) viết đều đậm chất văn học.

Với GS-TS Ca Lê Thuần, những sáng tác tân cổ giao duyên của soạn giả - NSND Viễn Châu rất đậm chất văn học trong phần lời vọng cổ, như vẽ thêm nhiều không gian trong cảm thụ của người nghe, ngoài không gian của bài tân nhạc.

Soạn giả Hoàng Song Việt nói: “Ngày nay, một số sáng tác tân cổ giao duyên nghe không hạp vì sự tạp nham trong  gắn kết và phát triển nội dung của bài tân nhạc. Một bản nhạc mang thể điệu tango, cha cha cha hoặc disco không thể kết hợp với bản vọng cổ. Nó làm chói tai người nghe”.

NSƯT Thanh Kim Huệ cho rằng một bài tân cổ giao duyên hay là sự kết hợp hòa quyện giữa tân nhạc và cổ nhạc, phát triển thêm lên sự ý nhị mang tính nhân văn khiến lời ca cổ bộc lộ thêm nhiều tâm trạng khác của nhạc sĩ tân nhạc. "Sau này, một số bài tân cổ giao duyên bị sáng tác theo hướng thị trường, tạp nham, chúng tôi từ chối hát" - NSƯT Thanh Kim Huệ nói.

Tân cổ... vô duyên

Có một giai đoạn, sau năm 1975, một số nhạc sĩ khi in những sáng tác của mình để công bố đã thêm dòng chữ “Yêu cầu không sáng tác tân cổ giao duyên”. Yêu cầu này không phải vì bản quyền mà vì các nhạc sĩ tân nhạc không muốn tác phẩm của mình bị méo mó khi kết hợp với phần lời ca cổ chẳng ăn nhập gì.

Nhạc sĩ Thế Hiển cho biết bài Hoàng hôn máu tím, ông sáng tác gần với âm nhạc ngũ cung, đến nay đã có gần 10 tác giả viết lời tân cổ giao duyên. “Nhưng nghe qua thì thấy chưa đủ ý tứ và sự sướt mướt quá đáng sẽ làm cho người nghe mệt mỏi” - ông nói.

Nhà báo Phạm Phú Túc (Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM), người phụ trách nhiều năm chương trình giới thiệu tân cổ giao duyên và bài vọng cổ mới trên sóng phát thanh, cho biết mỗi năm, chương trình của chúng tôi nhận được hàng ngàn bài tân cổ giao duyên nhưng để sử dụng được, thu âm và phát thanh cho khán thính giả nghe thì rất khó.

Theo NSND Lệ Thủy, soạn giả - NSND Viễn Châu mạnh dạn viết lời vọng cổ cho phần âm nhạc chính là vì kiến thức văn hóa của ông rất sâu rộng. Người viết sau này do thiếu kiến thức về tân nhạc, văn hóa  nên dẫn đến việc sáng tác tân cổ giao duyên không phù hợp.

Nhiều năm qua, hiếm có bài tân cổ giao duyên hay dù các chương trình như: Vầng trăng cổ nhạc, Giọt nắng phù sa, Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng… vẫn giới thiệu những tiết mục tân cổ giao duyên. Phải chăng thể loại này vẫn tồn tại trong sự “diệt vong” khi mà nó được sáng tác vội vã, không cho thấy sự thẩm thấu chất văn học cần và đủ như những soạn giả tiền bối đã làm. Lý giải điều này, nhạc sĩ - NSND Thanh Hải nói: “Một số bài ca cổ, tân cổ giao duyên được chỉ đạo sáng tác cho đúng chủ đề các chương trình nên không hay. “Dú ép” kiểu đó, ngay giới chuyên nghiệp ca còn thấy ngượng miệng thì làm sao thí sinh có thể thẩm thấu mà ca hay, đủ tự tin tranh tài”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 13-3

Đi vào ngõ cụt

Soạn giả trẻ Tô Thiên Kiều cho rằng lực lượng tác giả viết tân cổ giao duyên kế thừa ngày càng vơi dần và hụt hẫng nghiêm trọng vì không có đất dụng võ. “Các chú, các bác ngày trước có hãng đĩa, có nơi đảm bảo đời sống và được đón nhận đứa con tinh thần ra đời trong sự vinh quang một khi có những danh ca thu âm, thể hiện xuất sắc. Ngày nay, từ lương tâm nghề nghiệp cho đến say mê cống hiến của các tác giả trẻ cứ ngày càng rơi rụng và nhạt nhòa bởi cộng tác với hãng đĩa thì thị trường đóng băng... Vì vậy, giới trẻ sáng tác tân cổ giao duyên muốn phát huy nhưng đang đi vào ngõ cụt”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo