xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ sĩ Trung Dân: Tôi thích diễn vai xấu...

Nhật Lam

Đến IDECAF xem vở Bệnh sĩ (tác giả Lưu Quang Vũ), khán giả hẳn sẽ không thể nhịn cười được với anh chàng thư ký ủy ban xã Văn Sửu - một gương mặt điển hình cho những tay dốt nát, giỏi xu nịnh, góp phần làm... nghèo đất nước.

“Cái tốt muốn tồn tại thường chỉ một chiều.

Cái xấu nhiều mặt, vì nó biến thái để thích ứng...”

 Qua cách thể hiện của Trung Dân, chất khôi hài ở nhân vật được tạo ra nhờ tài nghệ pha trộn một cách khéo léo mang tính biện chứng giữa sự ngu dốt và chất láu cá. Văn Sửu gợi nhớ đến một số vai diễn khác, cũng không kém phần hài hước của Trung Dân như ông Đối (Tin ở hoa hồng), ông già keo kiệt (Anh chàng xỏ lá), ông già sợ bệnh (Thuốc đắng giã tật), ông cậu (Cậu Đồng), người cha (Thượng đế cũng nổi giận), nhân viên hậu đài (Bay trên cô đơn)... Nhưng trên hết, những nhân vật mang lý lịch nông thôn mới là sở trường của Trung Dân. Nhận xét về điều này, nghệ sĩ ưu tú - đạo diễn Trần Minh Ngọc đã từng nửa đùa nửa thật: “Trung Dân có mặc áo đuôi tôm thì cũng ra... Hai Lúa!”, còn bạn diễn - nghệ sĩ ưu tú Thành Hội - thì cười nói: “Đó là một diễn viên bốc mùi... ba khía!”. Chẳng vậy mà trong phần mở đầu vở Tiếng vạc

 Vài nét về Trung Dân

. Đang học năm thứ 2 Khoa đạo điễn Đại học Sân khấu Điện ảnh VN.

. Các vai đang diễn tại IDECAF:

Văn Sửu (Bệnh sĩ),

Ba Hòm (Tiếng vạc sành), Hoàng (Phép lạ).

. Các kịch bản do Trung Dân viết sắp dựng:

- Đê làng (đạo diễn Thanh Thủy)

- Thằng khờ (đạo diễn Công Ninh)

sành do Trung Dân viết kịch bản, có câu: Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh, chung quanh tôi là những người nông dân sống thật thà, chất phác. Họ sống với ruộng vườn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đêm đêm có tiếng vạc sành văng vẳng tạo nên khúc nhạc đồng quê, ru họ tìm vào giấc ngủ, bỏ lại sau lưng sự ngổn ngang và bất lực...

Có thiên hướng nhập vai người xấu.- Vùng quê mà anh sinh ra là xã Nhị Bình, một trong 18 thôn vườn trầu lịch sử của Hóc Môn. Nhưng ngày còn nhỏ anh là một cậu ấm, đi học tít trên Sài Gòn, có tài xế đưa rước. Cha anh là một dược sĩ thời Pháp, ông bà nội ngoại hai bên đều giàu có và hầu hết theo ngành y. Cậu Út Dân hồi ấy cũng nghĩ lớn lên sẽ theo nghề truyền thống của gia đình nhưng môn hóa không phải sở trường nên anh rớt Đại học Y Dược và đậu vào Đại học Tổng hợp văn. Tôi thích tìm hiểu về quá khứ nên rất yêu môn văn và lịch sử. Ông ngoại tôi mất đi để lại một kho sách truyện Tàu nên 10 tuổi, tôi đã đọc hết Tam Quốc Chí, Tây du ký. Nhưng vì tự thấy không có năng khiếu làm thầy giáo nên anh đã lại thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (khóa 1987 - 1992). Thói thường, ai đã chọn nghề diễn viên cũng đều muốn trở thành “kép mùi, đào chánh”, vậy nên anh không khỏi bần thần khi một hôm nghe giảng viên chủ nhiệm - đạo diễn Nguyễn Văn Phúc thành thật nhận xét: “Khuôn mặt em là lạ, giọng nói em là lạ, không đóng kép được đâu, đóng vai tính cách thôi!”. Thế là từ đó, bất cứ vở bài tập nào của lớp, vai tính cách nào cũng dành phần Trung Dân.

Hầu như tất cả các vai diễn của tôi đều là người xấu. Tôi thích diễn vai xấu hơn là vai tốt. Cái tốt muốn tồn tại thường chỉ có một chiều. Cái xấu nhiều mặt vì nó phải biến thái để thích ứng. Sự đa dạng trong tính cách tạo hứng khởi cho sức khám phá của diễn viên. Những nhân vật xấu qua cách diễn đạt của Trung Dân bao giờ cũng có cái gì đó đáng cười. Anh luôn truyền được cái chất hài trong máu mình qua nhân vật, vừa bộc lộ được tính cách vừa tạo được sự sảng khoái cho người xem. Anh rất sợ các nhân vật bị trùng lắp nên luôn cố gắng đổi mới trong kỹ thuật biểu diễn lẫn trong lời thoại. Tỉ như để diễn tả một con đường nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho một người đi, anh nói: “Con đường mà nếu có hai người đi ngược chiều nhau, một người phải hy sanh!”. Hay như trong Tiếng vạc sành, anh đã diễn xuất sắc cảnh nhân vật Ba Hòm đi tiếp thị các kiểu hòm. “Người ta sống nhiều cách, chết nhiều cách, nên hòm cũng phải có nhiều kiểu” - anh giải thích.

Tấm lòng dành cho làng quê.- Qua một số vai diễn, nhất là các tiểu phẩm hài do anh “tự biên tự diễn” cho nhóm hài của mình trong nhiều năm qua, Trung Dân đặc biệt quan tâm đến các vấn đề nhức nhối nảy sinh từ khi nông thôn dần được đô thị hóa. Người nông dân chưa được chuẩn bị đầy đủ nhận thức để đón nhận cái mới nên cái tốt chưa về tới, cái xấu đã tràn lan. Cũng từ đó, anh viết vở kịch Tiếng vạc sành là một ví dụ.

Tôi viết Tiếng vạc sành nhân chuyện đứa cháu kêu bằng cậu chạy chơi vô tình đạp phải ống chích ai bỏ trên đường. Đem đi thử máu, bác sĩ nói sáu tháng sau mới biết kết quả. Trong sáu tháng đó, cả nhà tôi như lên cơn sốt. Đành rằng mở cửa là tốt nhưng đô thị hóa quá nhanh khiến nông thôn mất dần những cái đáng yêu ngày xưa. Trẻ con chơi điện tử, games, đua xe, ngồi quán nghe nhạc xập xình, không còn hát đồng dao, không chơi tạt lon, tắm sông. Người ta bán đất để xây nhà, sắm xe. Ma túy theo về, ở quê tôi đã có nhiều cái chết trẻ. Ngày xưa, bọn con nít làng tôi đi học dọc ven sông, thích thì cởi quần áo nhảy ùm xuống sông tắm. Bên sông có cây gừa trăm tuổi, rễ đan rộng như cái lưới, trẻ con thường trèo lên chơi, ngủ. Trong vườn nhà tôi có cây sầu riêng, cây măng cụt trồng từ hồi ông cố cho quả cả trăm năm. Cây bòn bon mỗi năm cho trái cả trăm ký... Tất cả nay chỉ còn là ký ức!

Chính ký ức “xanh tươi” của làng quê đã đưa Trung Dân đến với chương trình Trên vườn dưới ruộng thuộc Ban Khoa học giáo dục của Đài Truyền hình Bình Dương, phát sóng vào tối thứ bảy hằng tuần. Chương trình do anh “làm bầu”, đã thực hiện được liên tục từ năm 2001 đến nay, có nội dung nhằm đưa thông tin nông nghiệp đến cho bà con nông dân thông qua hình thức kịch nói. Những cái tên mộc mạc gắn liền với diễn viên như Sáu Vườn (Tấn Thi), Năm Ruộng (Trung Dân), bà Năm Ruộng (Thanh Thủy), Bảy Lùn (Bạch Long), Mười Kiệu (Minh Nhí)... nay đã trở thành quen thuộc với bà con. Sắp tới đây, anh cũng sẽ là trụ cột trong chương trình tương tự có tên Chuyện bốn mùa của HTV, chuyên cung cấp kiến thức về phong tục tập quán của người dân Nam Bộ.

Trước kia tôi theo nghề là vì yêu thích còn bây giờ là vì cuộc sống. Tôi cứ “thẳng mực Tàu” mà đi... theo sân khấu. Nghệ sĩ là chiến sĩ, tôi khó có điều kiện cầm súng nên cầm micro, cầm viết (kịch bản). Anh nói về nghề của mình một cách hóm hỉnh như vậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo