xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Quang Dũng: Nhờ “khùng”, được làm "Người giấu mặt"

Huyền Thư (thực hiện)

(NLĐO) - Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói rằng có khi sau chương trình này anh được thay đổi biệt danh từ Dũng “khùng” thành Dũng “tỉnh”.

*Phóng viên: Big Brother trước khi đến Việt Nam với tên chương trình "Người giấu mặt", đã rất thành công ở nhiều nước nhưng đồng thời cũng nhận không ít tai tiếng khiến cho dư luận lo ngại chương trình không phù hợp với văn hóa Việt Nam vậy đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và ê-kíp thực hiện sẽ làm như thế nào để tránh vấn đề này?
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: - Như trên thế giới, tất cả các nước, trước khi thí sinh rời cuộc chơi, họ sẽ được gặp chuyên gia tâm lý rồi mới về nhà, họ sẽ được xem lại và đọc lại những thông tin khi họ tham gia cuộc chơi. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp họ cách ứng xử và trở lại với cuộc sống của mỗi người.
 
img
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ về chương trình truyền hình thực tế mới
*Một chương trình quá thoáng và có độ mở cao như vậy, anh có lo nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục và thị hiếu của khán giả Việt?
 
- Với tôi, có khi thuần phong mỹ tục cũng nên thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với xã hội phát triển và thị hiếu của người Việt Nam hiện nay.
 
*Không tìm kiếm một tài năng hay tôn vinh một giá trị đạo đức nhất định nào, vậy "Người giấu mặt" tìm kiếm và tôn vinh điều gì?
-Tôn vinh sự thật.
*Vậy giá trị mà chương trình mang lại cho những thí sinh tham gia? Họ nhận được gì sau khi tham gia cuộc thi? (ví dụ một cuộc thi tài năng thì thí sinh có thể phát huy tài năng của mình, được khán giả biết đến nhiều hơn, có nhiều show diễn hơn và thay đổi cuộc đời họ, còn với Người giấu mặt là gì?)

- Có căn hộ trị giá khoảng 2 tỉ đồng chỉ sau 65 ngày chơi (nếu là người ở lại cuối cùng). Họ được trải nghiệm sống về bản ngã của mình, họ phải giao tiếp khi sống chung với những người không quen, họ phải hợp tác và cả cạnh tranh, họ được sống cách biệt với thế giới bên ngoài, được trải nghiệm sống mà không internet, điện thoại, không báo chí... họ được trải nghiệm sức chịu đựng khi không có những thứ  mà thật ra không có nó người ta cũng chẳng chết được. Như bao các chương trình khác, họ được nhiều người biết đến.

Chúng ta có quá nhiều sô diễn rồi, vậy đây là chương trình dành cho những người không diễn. Đó là giá trị và sự hấp dẫn của chương trình này.

*Còn người xem của chương trình? Hay nói cụ thể hơn, khán giả xem chương trình sẽ tìm thấy hoặc học được điều gì?

-Họ được thấy nhiều sự thật, mỗi ngày. Họ thấy một phần mình ở đó, họ thấy có nhiều điểm tương đồng trong cuộc sống hằng ngày, những mâu thuẫn, tình cảm mà họ sẽ được thấy rõ cả mặt phải và mặt trái. Họ thấy được bản chất của những con người đại diện cho nhiều tính cách trong xã hội.
*Nhốt thí sinh lại trong nhà, ghi hình 24/24, bị động trước những nhiệm vụ và thử thách, có cảm giác chương trình này đang nhốt thí sinh để biểu diễn “xiếc” cho khán giả xem?

- Thí sinh được quyền bỏ cuộc, nếu họ không chịu nổi áp lực. Người giấu mặt không phải là nhà tù. Trước khi tham gia chương trình, họ cũng được giải thích luật chơi và đọc kỹ hợp đồng để hiểu những điều luật. Họ tự nguyện chứ không bị "bắt" phải tham gia. Bạn cứ yên tâm với chương trình đã có từ năm 1999 đến nay, bán bản quyền qua hơn 60 quốc gia, có rất nhiều nước tiên tiến phát triển, tôn trọng nhân quyền hàng đầu thế giới, cũng có nhiều nước có tính truyền  thống cao, đạo luật hà khắc hơn chúng ta nhưng chương trình vẫn đông người tham gia và người xem.

*Chỉ với 12 người bị nhốt trong một ngôi nhà với những sinh hoạt đời thường hằng ngày, anh sẽ làm thế nào để chương trình này tạo được sức hút thu hút khán giả xem đài?
 
- Chúng ta vẫn hay nói 2 người phụ nữ với con vịt là thành cái chợ. 3 người như một xã hội. 12 người là quá nhiều để mọi thứ xảy ra. Vấn đề của đạo diễn chỉ là sắp xếp tạo môi trường, điều kiện để họ dể bộc lộ ra hơn và sẽ chọn những cái gì cần thiết và nổi bật chắt lọc từ hình ảnh ghi được từ 24 giờ còn lại cho 1giờ phát sóng mỗi ngày.
 
img
Anh tự tin chương trình tôn vinh sự thật này sẽ cuốn hút

*Xì-căng-đan đang được xem là đặc sản của truyền hình thực tế, với tư cách là đạo diễn của một chương trình “dễ tạo xì-căng-đan” như Người giấu mặt, anh làm thế nào kiểm soát được những diễn biến để khi lên sóng tránh tạo xì-căng-đan?

- Theo kinh nghiệm của tôi, xì-căng-đan không cần phải tạo, vì tạo cũng không giống. Chỉ cần chúng ta bớt giấu diếm và lấp liếm thì sẽ có rất nhiều và đa dạng ngoài sức tưởng tượng.

Sao lại phải tránh xì-căng-đan? Nó là hương vị rất đậm đà trong cuộc sống. Vấn đề là mức độ như thế nào, kiểu thế nào thì thú vị và thật ra qua những xì-căng-đan  cũng là trải nghiệm để ngẫm nghĩ cho cả người chơi và người xem. Và khi báo chí cần có điều đó mỗi ngày thì màn ảnh truyền hình cũng vậy.

Cuộc sống hiện đại người ta cần sự thật dù có hơi tối còn hơn những thứ thấy sáng đẹp mà giả tạo. Tuy nhiên, chương trình không phải chỉ chăm chăm vào những khoảng tối của con người, hay những thứ xì-căng-đan. Những điều tốt đẹp như:  Tình yêu, tình bạn, sự chia sẻ, sự vượt khó, sự kiên trì... chúng tôi rất đề cao miễn đó là sự thật.
 
*Những cảnh sinh hoạt đời thường rất riêng tư như tắm hay có bị ghi hình và lên sóng không? Tại sao lại phải có camera trong phòng tắm, phòng ngủ?
- Thí sinh được ghi hình 24/24 giờ mọi sinh hoạt và ở mọi nơi. Nhưng chúng tôi vẫn có kiểm duyệt bởi cơ quan  Đài Truyền hình Việt Nam trước khi lên sóng VTV và đảm bảo không tiết lộ những hình ảnh nhạy cảm của người chơi. Phòng tắm và phòng vệ sinh được hạn chế khung hình chỉ lấy đến mặt.

Camera và hệ thống âm thanh đặt khắp nơi, ngoài việc ghi hình cho chương trình, còn làm nhiệm vụ theo dõi để bảo vệ an toàn cho người chơi. Vì đây là cuộc chơi đầy áp lực, chúng tôi phải kiểm soát mọi thái độ hay hành động của tất cả người chơi.
 
*Khó khăn lớn nhất của anh và của ê- kíp khi thực hiện chương trình này là gì?
 -Đây là chương trình ghi hình 24/24 trong vòng 65 ngày không nghỉ. Điều đó chưa bao giờ có ở Việt Nam. Để có người và cả máy có thể chạy tốt liên tục như vậy là công việc thật kinh hoàng. Tôi nghĩ sau chương trình, có khi ê-kip thực hiện cũng cần sự giúp đỡ của chuyên viên tâm lý để trở về cuộc sống đời thường. Cũng có thể vì tôi có biệt danh Dũng “khùng” nên họ mời làm chương trình này. Có khi sau chương trình tôi lại thay đổi. Biệt danh mới có thể là Dũng “tỉnh”.
 
Làm cùng lúc 2 chương trình

Vừa là đạo diễn của Người giấu mặt, vừa là giám khảo của Vietnam Idol 2013 trong khi hai chương trình này diễn ra song song, liệu Nguyễn Quang Dũng có đảm bảo được kết quả tốt cho mỗi công việc?
 
“Tôi có sự hỗ trợ của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và đạo diễn hình ảnh Nguyễn Tranh, cộng với ê-kíp thực hiện đông và giỏi. Ngoài ra, còn có nhiều chuyên gia tư vấn bán bản quyền, họ là những người chuyên tư vấn cho rất nhiều nước khi thực hiện trong thời gian khá dài"-Nguyễn Quang Dũng cho biết.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo