Giải Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục thứ hai được trao cho nhạc sư 98 tuổi Nguyễn Vĩnh Bảo vì những đóng góp đặc biệt của ông trong việc sưu tầm, sáng tạo và truyền bá âm nhạc truyền thống Nam Bộ. Giải Nghiên cứu trao cho nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân vì những công trình nghiên cứu xuất sắc về biển Đông. Giải Dịch thuật trao cho dịch giả Nguyễn Nghị vì những thành công trong việc chuyển ngữ nhiều tác phẩm kinh điển trên thế giới sang tiếng Việt. Giải Việt Nam học trao cho GS Keith Weller Taylor vì những thành tựu trong nghiên cứu và truyền bá lịch sử - văn hóa Việt Nam. Vừa là nhà văn, dịch giả vừa là nhà giáo dục, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ tám.
Ba gương mặt đầu tiên được tôn vinh trong “Ngôi đền tinh hoa văn hóa Việt Nam” gồm: Danh nhân văn hóa Trương Vĩnh Ký, danh nhân văn hóa Phan Châu Trinh, danh nhân văn hóa Phan Bội Châu.
Nhà văn Châu Diên được biết tới qua những sáng tác văn học gây tranh luận trong giới như: Người sông mê (NXB Thời Đại, 2000), 73 chiếc cối đá (NXB Hội Nhà văn, 2006), Hội ngộ phố Hờ Bờ, Gia đình cãi cọ… hoặc các tác phẩm dịch như Chín mươi ba (Victor Hugo), Bay đêm (Antoine de Saint-Exupéry), Ruồi, Nhà tiên tri, Con trai của đời, Vẻ đẹp đời (Kh. Gibral)...
Lần nào công bố tiểu thuyết, ông cũng gây tranh luận trong giới văn chương bởi hình thức kết cấu câu chuyện, đề tài và thực trạng xã hội được phản ánh. Nhà văn Châu Diên thường dụng công lồng ghép yếu tố huyền ảo vào cốt truyện tâm lý. Ông đã xáo trộn các trường đoạn tâm lý khác nhau tạo ra sự hỗn độn giữa kiếp này với kiếp khác, giữa quá khứ với hiện tại, giữa người này với người kia. Mạch truyện trôi theo dòng chảy bất định của tâm lý các nhân vật khiến các câu chuyện trở thành dòng ký ức với những trải nghiệm nhân sinh vô cùng thấm thía.
Là một nhà sư phạm có hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về tâm lý dạy và học, nhà giáo Châu Diên - Phạm Toàn chủ trương đưa ra những phương pháp tiếp cận văn học mới giúp trẻ tự do thỏa sức sáng tạo. Ông cũng thường bàn luận về các vấn đề liên quan đến phương pháp dạy văn như vai trò của “tâm hồn văn chương” và nỗ lực trong việc dạy và học văn, cách thức để có thể giải phóng năng lực tự học...
Ông chia sẻ: “Sáng tác văn chương để được bạn đọc biết tới còn rất nhiều khía cạnh xung quanh nó, như đề tài, công nghệ truyền thông; hơn nữa, văn chương tồi thì ít tai họa hơn giáo dục tồi nên có thể ít người biết tới một sáng tác cũng không ảnh hưởng gì. Còn việc dạy văn, học văn trong nhà trường lại là môn học nhân văn, ảnh hưởng cực kỳ nặng nề tới tâm hồn của cả xã hội, rất cần được cả ngành giáo dục lẫn xã hội cùng chú ý”.
Bình luận (0)