xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phiêu lãng Hoàng Đặng

TRỊNH HOÀNG

Một lần, nhà văn Vĩnh Quyền viết: “Hoàng Đặng sinh ở Huế, vẽ vời ở Đà Nẵng, hồn vía phiêu lãng ở đâu đâu. Nhưng thẳm sâu, Hoàng vẫn đi chân đất trên quê mình”.

Trả lời trong tập tuyển Contemporary Vietnamese Art from USA and Vietnam (Mỹ thuật Việt Nam đương đại ở Mỹ và Việt Nam - xuất bản tại Mỹ), Hoàng Đặng nói: “Cuộc sống ở nông thôn và những nghi lễ của nó giữ một địa vị quan trọng trong tác phẩm của tôi. Làng quê không chỉ cung cấp hình ảnh mỹ thuật mà còn giúp cho người nghệ sĩ cảm thấy mình đang tiếp nối và bắt rễ vào một cái gì đó, trong lúc xã hội đang đổi thay vùn vụt chung quanh…”.

Tìm đến nhà, không gặp. Điện thoại, họa sĩ Hoàng Đặng trả lời: “Đang ở bên ni”. “Bên ni” là bên nào, ở đâu? Từ hôm đó mới biết “bên ni” là bên kia sông. Anh thường rời khỏi nhà riêng của mình sau khi xong công việc mà anh hay gọi đùa là “công việc báo chí” để qua cầu sông Hàn, chạy tít về hướng núi Sơn Trà, đến khu dân cư An Hòa, vào một căn nhà nhỏ, khép cánh cổng rào lại và vẽ tranh. Một chỗ ở ẩn rất hẹp, đầy ánh sáng nhưng tịch liêu - anh gọi đó là xưởng vẽ.

 

Vũ khúc Chămpa

Vũ khúc Chămpa

Hỏi thăm anh - có bao nhiêu tranh vẽ về mùa xuân năm nay và vì cơ duyên nào, hơn 10 năm qua, người chuyên sáng tác tranh sơn dầu lại đến với biếm họa báo chí với bút hiệu ĐAN trên Báo Lao Động và Cốp trên báo Người Lao Động?

Hoàng Đặng cho biết: “Sau lần gặp họa sĩ Chóe tại cuộc triển lãm cá nhân của ông tại Đà Nẵng, tôi vô cùng ấn tượng trước những bức biếm họa của cây cọ biếm tài năng số 1 Việt Nam này và lần đó, bỗng nhiên phát hiện ra mình cũng có khả năng biếm họa. Họa sĩ Chóe khuyến khích tôi có thể thay thế góc biếm họa của Chóe trên báo Lao động khi ông đi chữa bệnh. Không ngờ lần ấy, họa sĩ Chóe đã ra đi vĩnh viễn! Và từ đó, tranh biếm của tôi đã xuất hiện thường xuyên trên tờ báo này, với bút danh ĐAN. Và trên báo Người Lao Động, những hí họa và tranh châm biếm của tôi xuất hiện với bút hiệu Cốp. Tôi đã trở thành họa sĩ biếm “nghiệp dư” từ đó. Tuy vào nghề muộn nhưng tôi rất thích thú vì khác với những loại hí họa xuề xòa, chung chung, báo Lao động đã duy trì thường xuyên chuyên mục biếm họa từ khi tôi mới chập chững tập vẽ. Tranh biếm họa chủ trương đề cập những vấn đề nóng, mặt tiêu cực của xã hội, đụng chạm đến những chuyện gai góc của cuộc sống đang diễn ra hằng ngày. Điều đó thể hiện rõ tính chiến đấu của báo chí cách mạng. Theo tôi, biếm họa là một nghệ thuật đặc trưng, hiện đang có mặt trên hầu hết các tờ báo lớn, uy tín của cả nước”.

Sớm mai tháng giêng - Tranh sơn dầu của Hoàng Đặng

Sớm mai tháng giêng - Tranh sơn dầu của Hoàng Đặng

Hằng ngày, Hoàng Đặng chọn cho mình một không gian tách biệt hẳn với đời sống ồn ào bên ngoài để sáng tác tranh sơn dầu. Anh thường nói, hội họa thường là sự im lặng mang đầy xung động và mỗi lần đứng trước tấm toile trắng tinh, tôi vẫn thường bị choáng ngợp như trẻ thơ được vẽ lần đầu. Đôi khi hội họa đưa tôi gần gũi với cuộc đời, với hơi thở của sự sống nhưng đồng thời cũng ngược lại, hội họa đẩy tôi đến bến bờ xa lạ nào đó, không tìm được đường về. Hội họa là phương tiện diễn đạt nội tâm với ngôn ngữ ước lệ muôn đời còn sự vật chỉ là cái cớ. Vì vậy trong tranh của tôi thường xuất hiện tĩnh vật, một bóng cây đổ, một bờ đá hoang vu, một khoảng cỏ dại... Có lúc tôi đi tìm những tiếng động khác, rất khẽ như cánh chuồn chuồn đỏ mong manh bên bờ sông bảng lảng lúc hoàng hôn. Còn  biếm họa thì kéo tôi ra khỏi không gian hội họa tĩnh lặng đó, cuốn theo dòng chảy thời sự và xã hội với những biến động của thời cuộc và như mọi họa sĩ khác, tôi đi tìm mặt trái ẩn sau những sự kiện để vẽ cho ra một nụ cười ý nhị, đúng lúc...

Trong lĩnh vực biếm họa, họa sĩ Hoàng Đặng luôn tự xem mình là người “mới vào nghề”. Công việc đòi hỏi người họa sĩ biếm cũng giống như một nhà báo, xông xáo và nhạy cảm, luôn “có mặt” ở những sự kiện nóng nhất của xã hội để phản ánh đúng tinh thần của nó.

qua bút hiệu ĐAN, anh đoạt giải thưởng “Giải biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ nhất” do báo Thể Thao - Văn Hóa phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Thông Tấn Xã Việt Nam tổ chức vào tháng 4-2008.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo