xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương tiếc giáo sư vì dân

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Sống giữa lòng chế độ cũ nhưng dám viết báo ca ngợi Cụ Hồ. Khi đất nước thống nhất, trở thành đại biểu Quốc hội, giáo sư liên tục lên tiếng vì quyền lợi của dân!

Hai ngày qua, đông đảo người dân đến viếng giáo sư (GS) Lý Chánh Trung tại nhà riêng trên đường Công Lý, quận Thủ Đức, TP HCM. Dưới bóng mát của những tán cây trong khu vườn nhỏ của GS, người đến viếng râm ran kể nhau nghe những mẩu chuyện lý thú về vị GS đặc biệt này.

Con người dũng cảm

“Phải nói là GS quá dũng cảm!” - bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (từng là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975) thốt lên như vậy khi nhắc đến chuyện GS Lý Chánh Trung sống giữa lòng chế độ Sài Gòn nhưng dám viết bài đăng báo ca ngợi Cụ Hồ. Cụ thể, trong bài báo được đăng trên tạp chí Đất Nước vào năm 1969, GS viết:  “Không đứa nào trong chúng tôi biết Cụ là ai, nhưng mọi người đều nghĩ Cụ chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc. Cũng không đứa nào biết Nguyễn Ái Quốc là ai, nhưng mọi người đều nghĩ “Ái Quốc” chỉ có thể là yêu nước. Và chúng tôi đã chấp nhận Cụ tức khắc, không phải vì bộ máy tuyên truyền lúc ấy còn thô sơ mà bởi chúng tôi đang khao khát sự đổi mới, khao khát một cách lờ mờ nhưng dữ dội, mà Cụ là hiện thân của sự đổi mới; bởi vì chúng tôi đang tìm thần tượng mà Cụ hiện ra như bức tượng đúng với những kích thước mà chúng tôi mơ ước”.

 

Di ảnh GS Lý Chánh Trung
Di ảnh GS Lý Chánh Trung

 

Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm kể khi ông và nhiều sinh viên yêu nước bị chính quyền cũ bắt bớ, đánh đập dã man thì chính “thầy Trung” đã tham gia tuyệt thực, biểu tình đòi thả ông Mẫm. “Trong các GS, anh em sinh viên chúng tôi thương nhất là GS Lý Chánh Trung. GS viết nhiều bài báo rất hay, rất sâu sắc và thuyết phục đến nổi chính quyền Sài Gòn cũng không thể bắt bẻ được” - ông Mẫm nói. Ông kể thêm: “Có lần GS bị bắt cùng 3 sinh viên nhưng GS được thả ngay vì thầy là một GS lớn, được thế giới công nhận nên chính quyền lúc đó phải nể nang”.

Ông Lý Chánh Dũng, con trai trưởng của GS, nhớ lại: “Có một giai đoạn rất khó khăn. Ở nhà, lúc nào mẹ tôi cũng chuẩn bị tâm lý rằng ba tôi sẽ phải đi tù. Tuy nhiên, chế độ Sài Gòn không làm gì ba tôi cả… Họ cũng rất trọng ba tôi… Đọc lại những bài viết của ông, tôi thực sự thấy ba tôi đứng về dân tộc chứ không phải thuộc một chính thể nào. Cái thế đứng đó giúp cho ba vượt qua được những khó khăn”.

Giúp Quốc hội chuyên nghiệp hơn!

Đến viếng tang lễ GS Lý Chánh Trung có những  người dân lạ mặt, gia đình GS không nhận ra. Trong đó có một phụ nữ lớn tuổi ở Củ Chi đến thắp hương rồi kể cho gia đình nghe chuyện bà mang ơn GS khi ông còn làm đại biểu Quốc hội. GS đã lên tiếng đòi quyền lợi chính đáng, giúp gia đình bà thoát phận “dân oan”.

 

Bà Bùi Thị Nữ (85 tuổi, vợ GS Lý Chánh Trung) trong vòng tay người đến viếng lễ tang và chia buồn cùng gia đình
Bà Bùi Thị Nữ (85 tuổi, vợ GS Lý Chánh Trung) trong vòng tay người đến viếng lễ tang và chia buồn cùng gia đình

 

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết chính GS Lý Chánh Trung là người đấu tranh để Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp, độc lập hơn. Theo luật sư Thuận, trước đây đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành đều không có phòng làm việc riêng mà phải ngồi trong UBND cấp tỉnh. “Nếu vô trong đó ngồi thì tôi không làm đại biểu Quốc hội” - luật sư Thuận thuật lại lời GS Lý Chánh Trung. Theo ông Thuận, do GS đấu tranh quyết liệt nên Đoàn Đại biểu Quốc hội của TP HCM mới có văn phòng riêng, có đại biểu Quốc hội chuyên trách. Bắt nhịp theo TP HCM, từ đó, các tỉnh thành còn lại mới xuất hiện các văn phòng của đoàn đại biểu Quốc hội - nơi tiếp nhận nguyện vọng, bức xúc của dân.

Cũng theo luật sư Thuận, khi phát biểu trước Quốc hội, GS Lý Chánh Trung luôn thẳng thắn, trực tính và thể hiện một nhân cách lớn.

 

An nghỉ tại Bình Dương

Sáng nay (15-3), linh cữu GS Lý Chánh Trung sẽ được đưa đi an táng tại nghĩa trang Hoa Viên Bình Dương. Đây là nơi nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi tiếng an nghỉ.

Trước đó, tại nhà riêng của GS, các ông: Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước, Lê Thanh Hải - nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, Đinh La Thăng - Bí thư Thành ủy TP HCM, Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Huỳnh Đảm - nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM; nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu... cùng đông đảo các thế hệ học trò, thân hữu đã đến viếng.

GS Lý Chánh Trung mất lúc 5 giờ 49 phút ngày 13-3, hưởng thọ 89 tuổi. Ông sinh ra tại Trà Vinh. Năm 22 tuổi, ông sang Bỉ du học. Trước năm 1975, ông là GS triết học giảng dạy tại Sài Gòn và viết nhiều bài đăng báo gây chấn động dư luận.

Sau năm 1975, GS Lý Chánh Trung là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM, đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo