xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trọng trách của cộng đồng

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Bảo vệ nguyên bản giá trị đờn ca tài tử Nam Bộ, tránh bị lai căng và sân khấu hóa là những nhiệm vụ trọng tâm mà toàn xã hội phải làm trong việc bảo tồn và phát huy

Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014, hội thảo khoa học  Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ do Viện Âm nhạc Việt Nam cùng Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Bạc Liêu tổ chức diễn ra tại khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã thu hút sự quan tâm của những người có tâm huyết đối với bộ môn nghệ thuật đã gắn liền với đời sống người dân đất phương Nam. 34 tham luận được những nghệ nhân, nhà nghiên cứu, tác giả đến từ 21 tỉnh, thành phía Nam trình bày với niềm khao khát mãnh liệt muốn được chung tay, góp sức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà UNESCO vừa công nhận.

Loại bỏ tính trình diễn

Trong bài tham luận của mình, GS-TS Trần Văn Khê có phần nói về “Tình hình phát triển, cách giữ gìn và phát triển ĐCTT”, nhấn mạnh: “Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của ĐCTT để diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu, nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là hòa đàn. Thậm chí, người ca hoặc đàn còn học thuộc lòng các bài bản ký âm theo phương Tây một cách chi tiết và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật ĐCTT truyền thống…”. Cũng theo GS-TS Trần Văn Khê, ĐCTT trong giai đoạn phát triển hiện nay đã mất dần chất tài tử mà biến thành tiết mục biểu diễn hoặc trên sóng các đài phát thanh, truyền hình thì bị sân khấu hóa. Còn ĐCTT gắn với du lịch phục vụ du khách nước ngoài thì với 15 phút làm sao có thể tìm được ở họ sự đồng cảm, người chơi ĐCTT cũng khó mà xuất thần.

CLB Đờn ca tài tử An Giang trình diễn tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014
CLB Đờn ca tài tử An Giang trình diễn tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014

Dẫn chứng thêm về sự tùy tiện đưa những tiết mục nặng tính trình diễn vào ĐCTT, tác giả Lê Duy Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nói: “Hầu như các chương trình ĐCTT được dàn dựng để chào mừng sự kiện được thế giới vinh danh đều rơi vào khuyết điểm, đó là nặng phần trình diễn mà không khai thác được tính ngẫu hứng trong ca và chơi tài tử của bộ môn này. Cái cách dựng tiết mục vừa ăn uống vừa chơi ĐCTT là sai. Đâu phải cứ “ông ơi tôi ca bài này, chị ơi tôi tiếp chị câu ca này” là ra cái chất tài tử. ĐCTT cần đời sống rất thật từ những nghệ nhân khi đã ngẫu hứng thì tạo nên sức độc đáo. Nếu cứ gượng ép và không phân định trào lưu ĐCTT của vùng miền, của đối tượng chơi thì sẽ dễ bị đồng hóa. Nam Bộ có nhiều vùng đất mà giới trí thức tiến bộ xưa, đời sống thượng lưu có cách chơi ĐCTT khác với giới bình dân, nông dân. Bộ ván ngựa để ngồi chơi ĐCTT khác với manh chiếu sau mùa đồng áng, cách chơi ĐCTT vì thế cũng khác”.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Nhì khẳng định: “ĐCTT Nam Bộ có tính thính phòng, đờn ca trong một không gian vừa đủ để cho người chơi và người nghe, dù ban ngày hay ban đêm, cùng nhau thưởng thức tiếng đờn và lời ca mà không cần phải có máy móc tăng âm, dù tai để nghe là chính nhưng đôi khi phải nhắm mắt lại, dùng trái tim để cảm nhận nghệ thuật ĐCTT. Chơi ĐCTT là chơi bài bản và phải chơi trọn bài, trọn bản, thời lượng trình tấu càng nhiều càng dễ có ngẫu hứng sáng tạo cho tiếng đờn lời ca, chứ không thể áp đặt sự trình diễn”.

Nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng

Tất cả các ý kiến của tham luận đều chú trọng đến đề dẫn cần bảo tồn không gian của ĐCTT Nam Bộ mà GS-TS Trần Văn Khê đã nhấn mạnh trong nhiều bài báo và trong nhiều hội thảo khoa học. Tuy nhiên, qua Festival ĐCTT Nam Bộ, hơn 300 nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc công nổi tiếng của ĐBSCL đều có chung nỗi niềm, đó là phát huy cho được giá trị của việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng trong chiến lược bảo tồn di sản ĐCTT Nam Bộ.

 

Hai tài tử ca: Phạm Thị Linh và bé Ngọc Hân (Bình Phước) với bản Lưu thủy trường, tạo ấn tượng rất đẹp tại Liên hoan ĐCTT Nam Bộ tại Bạc Liêu Ảnh: Thanh Hiệp

Hai tài tử ca: Phạm Thị Linh và bé Ngọc Hân (Bình Phước) với bản Lưu thủy trường, tạo ấn tượng rất đẹp tại Liên hoan ĐCTT Nam Bộ tại Bạc Liêu 

 

Soạn giả Ngô Hồng Khanh, nguyên Vụ trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, cho biết: “Theo cam kết với UNESCO trong việc gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa ĐCTT, trách nhiệm của chúng ta đối với hậu bối chính là tiếp tục tìm kiếm các giải pháp để phát triển, nâng cao sự lan tỏa của sinh hoạt ĐCTT. Nhiều hội thảo trước đây đã có ý kiến tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm tham mưu cho Chính phủ, Bộ VH-TT-DL cùng các địa phương để sớm có chỉ đạo, xây dựng chính sách, chế độ phù hợp, tạo điều kiện cho hoạt động ĐCTT tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, để tính khả thi của những văn bản đó đi vào cuộc sống đòi hỏi chính sách cần cụ thể hóa với từng địa phương, không thể chung chung trong việc kêu gọi bảo tồn, phát huy mà lại thiếu nền tảng từ cơ sở”.

Phát biểu tổng kết, ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bạc Liêu, cho biết ban tổ chức hội thảo sẽ tổng hợp đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Bộ VH-TT-DL có hướng chỉ đạo, lãnh đạo phát triển hoạt động ĐCTT, có chính sách và chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ một cách thiết thực. Điều này góp phần nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng trong các địa phương và để giá trị của ĐCTT hoàn toàn xứng đáng là giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận. 

Đưa ĐCTT vào học đường

GS-TS Trần Văn Khê mạnh dạn đề xuất: “Nên phổ biến ĐCTT không chỉ trong lễ hội mà có thể tổ chức những buổi ĐCTT có giải thích cho học sinh tiểu học, trung học. Những xưởng đóng đàn ngoài việc tạo ra nhạc khí cao cấp, nên tạo ra những nhạc khí trung bình với mức giá vừa phải để người mới vào nghề và học sinh tập sự có thể mua được. Những doanh nghiệp lớn có thể tài trợ tổ chức hằng năm những cuộc liên hoan ĐCTT. Công việc giữ gìn, phát triển và phổ biến ĐCTT không phải chỉ riêng giới chuyên môn mà mọi người, nhất là chính quyền nên chung tay, tạo mọi điều kiện thuận lợi, có chế độ ưu đãi cho nghệ nhân, nhạc sĩ, nghệ sĩ truyền nghề, tạo cho dân chúng điều kiện để hưởng ứng những chương trình ĐCTT đúng nghĩa”.

Sáng 28-4, Trung tâm Văn hóa quận 1 và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1, TP HCM triển khai kế hoạch “Đưa ĐCTT vào học đường”. Ông Phan Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 1, cho biết: “Học sinh của 5 trường cấp 2 trong địa bàn quận 1 gồm Trần Văn Ơn, Minh Đức, Nguyễn Du, Đức Trí, Võ Trường Toản sẽ được xem chương trình biểu diễn ĐCTT và gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo