xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vương Cương - người “chết vai” Hòa Thân

Bảo Minh

Vương Cương quen thuộc với khán giả màn ảnh nhỏ TPHCM vào năm 1997 trong bộ phim Tể tướng Lưu gù. Giờ đây cũng với vai Hòa Thân trong phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Vương Cương tiếp tục chinh phục khán giả (phim đang chiếu trên VTV1).

imgTự bạch:   “Tôi rất thích vai Hòa Thân. Tôi không ngại người xem nghĩ xấu về mình. Vì thế, khi có dịp để vào vai xấu, càng diễn tôi càng cảm thấy thích thú, bởi qua đó tôi có thể mượn vai diễn để phê phán cái xấu, giúp người xấu thành tốt”.

Vương Cương không phải là diễn viên “chính quy” như ông nói, nghề nghiệp chính của ông là đọc truyện trên đài phát thanh và là người dẫn chương trình trên đài truyền hình Trung Quốc. Việc đóng phim truyền hình theo ông chỉ là “thỉnh thoảng”, ông cũng không phải là người đam mê diễn xuất và chỉ nhận lời đóng phim nếu là vai không thể từ chối.

Sự khác nhau của hai Hòa Thân.- Đài Truyền hình Bắc Kinh sau sự kiện Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam đã có một cuộc chuyện trò với Vương Cương, vị hoàng thân “đối thủ” của Kỷ Hiểu Lam trong phim, như sau (trích).

img Ông có nhận xét gì về nhân vật Hòa Thân trong hai bộ phim Tể tướng Lưu gù và Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam?

- Vương Cương: Giữa hai kịch bản không cần so sánh cũng đã thấy ngay sự khác biệt, vì hai bộ phim có quãng thời gian thực hiện cách nhau khá xa. Ấn tượng chung về Hòa Thân trong con mắt người xem là gã đàn ông mập tròn, ngoại hình đã thấy rõ là một vị tham quan, nhưng để thể hiện cái gian này với hai nhà biên kịch, hai đạo diễn khác nhau, nhân vật Hòa Thân phải khác xa. Về Hòa Thân trong Tể tướng Lưu gù, nhân vật này đã được mô phỏng theo truyền thuyết dân gian của người dân tỉnh Hòa Bắc, Trung Quốc và được miêu tả khá chi tiết, gần đúng như sử sách. Còn Hòa Thân của Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam lại không đào sâu vào tính gian tham, chỉ đòi nhân vật phải có cá tính hơn. Vì thế, có thể nói, tôi nhập vai Hòa Thân trong Tể tướng Lưu gù có phần khắt khe hơn Hòa Thân trong Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam.

Bản chất của Hòa Thân?.- Vương Cương nói, nếu có nhà biên kịch nào đó viết lại một kịch bản riêng cho nhân vật Hòa Thân, ông sẽ tiếp nhận vai diễn này một lần nữa. (Cho đến hôm nay, Vương Cương đã toại nguyện vì ông vừa hoàn thành vai diễn Hòa Thân trong bộ phim có độ dài 40 tập Mộng đoạn Tử Cấm Thành. Bộ phim dự kiến sẽ ra mắt người xem vào dịp Tết Âm lịch Trung Quốc năm nay). Tuy nhiên, Vương Cương cho biết thêm: “Trong hai bộ phim Tể tướng Lưu gù và Bản lĩnh kỷ Hiểu Lam đều có nhân vật Hòa Thân, nhưng theo tôi hai kịch bản đều chưa lột tả hết tính cách đặc trưng về con người đặc biệt này. Tôi đang hy vọng các nhà sản xuất sẽ cho “ra lò” một bộ phim về Hòa Thân từ trưởng thành cho đến lúc thăng quan tiến chức và chết như thế nào. Thử hỏi, trong chúng ta có mấy ai biết thực chất Càn Long lớn hơn Hòa Thân 39 tuổi, Kỷ Hiểu Lam lớn hơn Hòa Thân mười mấy tuổi và Hòa Thân mất năm 49 tuổi... Nếu những lý lịch trích ngang, lịch sử của một con người không được làm hoàn chỉnh thì rất dễ tạo sự ngộ nhận cho người xem, đặc biệt là lớp khán giả trẻ không am tường về lịch sử...

Nói đến lịch sử, tôi cũng muốn nhắc đến tập phim Vụ án sách cấm Hồng Lâu Mộng. Thực tế theo sử ghi thì Hồng Lâu Mộng quả là chỉ được lưu truyền từ đời vua Càn Long trở về sau và Tứ khố toàn thư cũng được ra đời từ đây. Về chi tiết này, phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam đã miêu tả đúng sự việc. Riêng với cái chết của Hòa Thân, giữa sử chép và trong phim Tể tướng Lưu gù lại có sự khác biệt. Hòa Thân trong lịch sử được Càn Long trọng dụng đến hết cuộc đời. Đến khi Càn Long nhường ngôi cho Gia Khánh, Hòa Thân cứ tưởng rằng mình sẽ được tiếp tục phụng sự hai triều, nhưng không ngờ Càn Long vừa băng hà được vài ngày thì vua Gia Khánh đã bức tử Hòa Thân. Ông đã ra đi thanh thản với câu thơ ghi vội trên tường: “Ngàn lời cảm khái, vì Thanh Triều mấy mươi năm, như một thoáng khói mây”. Còn trong Tể tướng Lưu gù, nhằm gây ấn tượng cho người xem, các nhà làm phim đã “bắt” Hòa Thân phải chết trong sự gào thét thảm thiết”.

Trong cả hai bộ phim Tể tướng Lưu gù và Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, nhân vật Hòa Thân luôn được đặt trong trường hợp phải đối đầu với hai đối thủ là Lưu Dung và Kỷ Hiểu Lam. Phải chăng tác giả cố tình ghi lại như thế để cân bằng giữa chính và tà? Thiết nghĩ, khi đưa một câu chuyện lịch sử lên phim dù hư cấu, kịch bản và phim phải có giá trị nghệ thuật, không đi quá lố với lịch sử và được mọi người chấp nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo