xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biên kịch giỏi đang ở đâu? (*): Chưa được xem trọng, trả thù lao tương xứng

MINH KHUÊ

Biên kịch Việt thường bị phía nhà sản xuất, các nhà làm phim chê kịch bản chưa tốt, thiếu vốn sống, chưa đủ niềm tin để họ chọn lựa đầu tư

Trong khi ở nhiều nước, biên kịch khi đã tạo dựng được danh tiếng qua các dự án đặc biệt sẽ có nhiều đặc quyền như thù lao tăng, được quyền đề xuất đạo diễn, diễn viên cho dự án của mình.

Biên kịch thành nghề tay trái

Hầu như các nhà sản xuất, nhà làm phim thường chọn phương thức Việt hóa, chuyển thể tác phẩm từ cải lương, văn học, làm lại tác phẩm kinh điển. Với những hình thức này, họ tự tin có sẵn một cốt truyện mà ít ra nó đã từng chinh phục khán giả, độc giả.

"Kịch bản hay rất khó tìm, nên chúng tôi chọn chuyển thể từ những vở cải lương kinh điển lên màn ảnh nhỏ; những vở cải lương này vốn có sẵn câu chuyện hay" - bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc điều hành Tổ hợp Giải trí và Truyền thông Mega GS, cho hay.

Biên kịch giỏi đang ở đâu? (*): Chưa được xem trọng, trả thù lao tương xứng - Ảnh 1.

Cảnh trong phim “Đừng làm mẹ cáu” - tác phẩm gần đây biên kịch nhận được nhiều lời khen từ công chúng. (Ảnh chụp màn hình)

Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh từng nói lên thực trạng rằng trong hàng trăm kịch bản gửi đến, cô hiếm khi tìm được kịch bản ưng ý để đưa vào sản xuất. Đạo diễn Charlie Nguyễn than vãn rằng tuy là đạo diễn nhưng ông cùng một số đạo diễn khác như Phan Gia Nhật Linh… cũng là biên kịch cho phim của mình vì chẳng tìm được biên kịch giỏi.

Phân tích điều này, nhiều người trong giới cho rằng nếu ở thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc biên kịch vàng có thể nhận thù lao tương đương với diễn viên ngôi sao trong mỗi tập phim thì thị trường Việt lâu nay mức thù lao phim truyền hình không hề thay đổi. Biên kịch Việt được nhận từ 5 - 8 triệu đồng cho mỗi tập phim và mức giá cao nhất dành cho những biên kịch gạo cội, nhiều thành tích trong nghề thì khoảng 15 triệu đồng.

Với những biên kịch trẻ, viết cho những nội dung TikTok, YouTube, sit-com (hài tình huống)… thì mức giá sẽ còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình khi viết phim truyền hình. Cao nhất hiện nay là phim điện ảnh thù lao cho các dự án lớn là từ 800 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, đó là số tiền tổng chi phí dành cho phần chung của nhóm biên kịch, khó có biên kịch nào được lãnh trọn mà sẽ chia cho các biên kịch khác trong nhóm biên kịch của mình hoặc cho đồng biên kịch dự án tùy theo thời điểm dự án được thực hiện.

"Vì thế, mỗi biên kịch có thể nhận được từ 100 - 200 triệu đồng. Phim điện ảnh từ giai đoạn kịch bản cho đến lúc khai máy thực hiện rất lâu và đôi khi nhà sản xuất còn thay đổi ý kiến, thay đổi biên kịch giữa chừng. Những nguyên nhân này khiến thù lao biên kịch điện ảnh bị phân tán, con số thực lãnh cho mỗi biên kịch không nhiều, dù tổng số chi phí cho phần biên kịch hiện nay đã tăng hơn so với trước" - biên kịch kiêm đạo diễn Kay Nguyễn thông tin.

Mức thù lao có thể nhận được không cao, thời gian đầu tư cho các dự án lại dài khiến nhiều biên kịch nhận định rằng chưa tương xứng với chất xám họ bỏ ra. Đặc biệt, ở phim truyền hình, chi phí sản xuất còn phụ thuộc vào quy định của mỗi nhà đài và con số này nhiều năm qua vẫn không thay đổi bất chấp các biến động kinh tế chung. Mức kinh phí hạn hẹp này khiến các nhà sản xuất tư nhân cũng cân nhắc nhiều ở phần biên kịch, mong muốn thỏa thuận được mức giá càng thấp càng tốt.

Những biên kịch trẻ ban đầu nhiệt huyết, đam mê nghề, có thể hạ giá chỉ mong tác phẩm của mình được nhà sản xuất chọn đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng không thể nào cứ mãi hạ giá, nên phải chọn thêm nghề chính để mưu sinh. Việc này dần bào mòn nhiệt huyết, đam mê, một số người đã biến biên kịch thành nghề tay trái, sở thích hơn là công việc chính nên không cần dốc sức đầu tư.

Thiếu sự tôn trọng

Ngoài những trăn trở về thù lao - động lực lớn để cho các biên kịch cạnh tranh, xây dựng hình ảnh, tạo lập thành tích, một vấn đề lớn khiến ngành biên kịch Việt chưa nổi bật trong xu hướng chung còn là vì chưa nhận được sự tôn trọng, vinh danh cần có.

Những người trong cuộc cho hay sau khi chuyển kịch bản phim truyền hình cho phía nhà sản xuất theo như thỏa thuận thù lao hai bên là hết. Biên kịch ít khi được mời đến dự lễ khai máy, dự các buổi tuyển chọn diễn viên hay ra mắt phim hoặc buổi chiếu phim trước. Trong nhiều lễ trao giải, biên kịch cũng ít được tôn vinh mà đa phần chỉ tôn vinh bộ phim và đại diện bộ phim là đạo diễn, diễn viên.

"Việc này đã hình thành nên tư tưởng khán giả nhớ đến phim là chỉ nhớ đạo diễn và diễn viên còn biên kịch rất khó được nhớ đến dù họ là những người tạo ý tưởng, viết nên câu chuyện về phim" - biên kịch Đông Hoa bức xúc.

Theo biên kịch Thanh Hương, một số phim đoạt giải nhưng biên kịch không được thông báo, không được mời dự giải và không có mặt trong thời điểm tác phẩm được tôn vinh trên sân khấu. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh cho biên kịch ở thị trường Việt là rất khó vì chỉ trong giới là có thể biết được thành tích của nhau còn ngoài giới, khán giả thì chẳng ai biết. Ở điện ảnh, sự tôn trọng cho biên kịch cao hơn ở phim truyền hình nhưng vẫn chưa là gì so với những nền điện ảnh trong khu vực.

Nhiều người trong giới cho biết do khó khăn tài chính khiến nhiều công ty sản xuất phim khó có khả năng nuôi đội ngũ biên kịch. "Biên kịch ở các nước làm xong một phim thu nhập có thể đủ cho họ sống cả năm, thậm chí là có thể nuôi cả gia đình. Biên kịch Việt một năm chỉ một dự án thì chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt bản thân chứ khó có thể chăm lo cho gia đình" - biên kịch Kim Ngọc trăn trở.

Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều biên kịch Việt trẻ không đủ kiên nhẫn để trui rèn nghề sau vài lần thất bại trong việc đưa sản phẩm đến nhà sản xuất, còn một số biên kịch có tên tuổi thì không còn nhiệt huyết dốc hết sức lực vào tác phẩm. Họ chỉ xem đây là công việc "kiếm cơm" hằng ngày, không còn chú trọng xây dựng hình ảnh để vươn lên thành một biên kịch vàng trong nền biên kịch Việt.

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 5-4

Các nhà chuyên môn cho rằng một nền điện ảnh muốn phát triển phải có sự nỗ lực đồng đều, phát triển ở mọi khía cạnh. Biên kịch là khâu quan trọng nhưng lại đang đi sau do những yếu tố khách quan lẫn chủ quan của thị trường. Thực trạng này cần phải sớm thay đổi bằng các giải pháp đồng bộ để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành biên kịch nước nhà.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo