xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạo diễn Đoàn Khoa "kể chuyện mình"

THANH HIỆP thực hiện

Ở lần xuất hiện sau nhiều năm xa sàn diễn, Đoàn Khoa gửi gắm nhiều suy tư trong cả vai trò tác giả và diễn viên trong vở diễn "Mình kể chuyện mình" vừa ra mắt tại Nhà hát Thực nghiệm Trường Múa TP HCM

. Phóng viên: Vì sao đã ở ẩn nhiều năm, anh lại xuất hiện trong thời điểm này?

- Đạo diễn ĐOÀN KHOA: Vì đúng duyên. Từ trước cho tới nay, tôi chưa hề hoạch định cho mình một kế hoạch nào. Việc dàn dựng vở kịch này đã diễn ra hoàn toàn bất ngờ và không ai có thể tiên liệu được. Từ vài cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên với nghệ sĩ Hồng Ánh. Xin nói thêm rằng trước đây hai chúng tôi đã từng có với nhau vài chương trình chung, thế nhưng mối quan hệ này chưa thể gọi là thân thiết, tôi có nhận xét khá tốt về một nghệ sĩ có nhiệt huyết và mong muốn làm một điều gì đó cho cô ấy cũng như cho sân khấu kịch.

Với lời đề nghị trên, tôi không tiện từ chối và cũng không hẳn nhận lời, chỉ nói cho qua câu chuyện rằng nếu như có "một ý tưởng" nào đó, tôi sẽ trình bày ngay với cô ấy. Điều lạ lùng ở đây, chỉ sau hơn một tháng, tôi đã có ý tưởng để có thể phác thảo ra một đề cương cho kịch bản trong tương lai - đây cũng là điều mà tôi không tiên liệu. Hồng Ánh cùng vài người bạn đã thú vị về cách "kể chuyện" của tôi và mọi chuyện cứ thế mà trôi.

Đạo diễn Đoàn Khoa kể chuyện mình - Ảnh 1.

Đạo diễn Đoàn Khoa

. Xuất phát từ nguyên nhân nào mà anh sáng tác kịch bản "Mình kể chuyện mình"?

- Như đã nói ở trên, mọi việc xảy ra một cách chớp nhoáng ngoài dự kiến như thể có một "thế lực siêu nhiên" nào đó can thiệp vào. Nếu bản đề cương tốt về ý tưởng thì việc viết lời đối thoại cùng sự chỉ dẫn không phải chuyện khó và việc này không mất nhiều thời gian. Tôi vốn không thích dòng kịch éo le ngang trái, do đó kịch mình viết ra chắc chắn sẽ không có những xung đột như người ta thường thấy trong các câu chuyện tình.

Tôi muốn nói lên tâm tư của các nhân vật - tuy "giả định" - nhưng phần nào đó phác họa nên được một không gian sống ngày một hỗn độn trong thời đại hiện nay. "Mẫu số chung" giữa các nhân vật này chính là sự "ham nói" hơn "ham nghe". Con người ta rất cần sự "giải tỏa" nhưng buồn thay họ lại làm biếng lắng nghe người khác.

. Kịch thể nghiệm đã khó viết, khó dựng và khó diễn nhưng anh lại chọn việc ôm "ba cái khó" vào thân. Phải chăng có nỗi niềm mà anh muốn chia sẻ trong vở diễn này?

- Tôi là đạo diễn trước khi là tác giả, cho nên khi viết kịch bản, tôi đã "chú thích" khá chi tiết những gì sẽ xảy ra trên sân khấu. Điều này là một lợi thế vì "đã" cụ thể phần nào khâu dàn dựng, nhưng cũng là một điểm yếu vì thiếu đi sự phóng khoáng khi viết văn.

Tất nhiên, để dung hòa hai "cá thể" trên chẳng có cách nào khác là viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi mình "tạm" ưng ý. "Cá thể diễn viên" cũng vậy, cần tập đi tập lại nhiều lần để đạt được điều mà mình mong muốn.

Với một diễn viên thường xuyên diễn thì việc này khá bình thường và đơn giản, nhưng với tôi nó khó khăn hơn bởi cơ thể của mình từ lâu không "quen" với những "vận động" đại loại như thế. Tay chân mình không làm được hình ảnh mà mình đã tạo ra trong đầu. May thay, các bạn diễn quanh tôi hầu như đều là những người có thâm niên trong nghề, nhờ đó họ đề xuất nhiều giải pháp khác nhau để tôi có thể xoay xở một cách thoải mái nhất.

. Để nhận dạng được hiện trạng hùa theo đám đông, hùa để chứng tỏ sự yêu thích của mình, mà không phải được là chính mình, anh mất bao lâu?

- Từ những ngày đầu học trong Trường Nghệ thuật Sân khấu, cô giáo Tường Trân đã khuyến khích chúng tôi nên tìm cách thể hiện không bị trùng lặp với những người khác. Chắc cũng từ những bước khởi đầu đó, tôi dần dần hình thành được cách thức cũng như con đường cho riêng mình. Tôi cố gắng dùng cảm xúc thật của bản thân để nhận định về những thứ đang diễn ra, biết đâu nhờ vào điều đó mà người khác thấy tôi không giống họ?

Đạo diễn Đoàn Khoa kể chuyện mình - Ảnh 2.

Đạo diễn Đoàn Khoa và NSND Kim Xuân trong vở “Mình kể chuyện mình”. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

. Tầng sâu ý nghĩa của "Mình kể chuyện mình" còn mang thông điệp gì cho cuộc sống hôm nay?

- Khi tôi gặp một nhạc sĩ lão thành tài danh, ông có giảng cho tôi nghe thế nào là ẩn dụ. Tôi mong những thứ mà mình bày ra ở "Mình kể chuyện mình" sẽ được hiểu và cảm theo sự nhận thức riêng của từng người chứ không do tôi hướng chỉ.

Trong kịch ở đoạn cuối có một tiếng nổ lớn khiến 4 cuộc đời bị đánh cắp thức tỉnh. Với anh tiếng nổ đó còn mang thông điệp gì cho bản thân mình?

- Đời sống của 4 nhân vật trong kịch là sự "đơn giản hóa" một tập thể lớn hơn. Mọi người cứ "đan vào nhau" rồi "song song nhau"… thế nhưng tất cả đều "vô hình" với nhau. Tiếng nổ được xem như một "biến cố cụ thể" để mọi người "thức tỉnh".

. Làm diễn viên với vai diễn "đèn đường", anh có cho rằng mình sẽ tiếp tục hóa thân vào các vai diễn khác?

- Cái đó còn tùy vào lời mời của ai đó, nhưng theo "chủ quan" của tôi, khó có "cơ hội" nào cho tôi như vai vừa rồi.

. Sau dự án này, anh có tự tin sẽ quay lại với đời sống sân khấu?

- Tôi chưa từng có dự án nào từ trước tới nay và sắp tới cũng vậy. Tôi cần thời gian để làm một số việc riêng tư, trong đó có viết.

. Điều gì khiến anh trăn trở nhất hiện nay khi nghĩ về diện mạo sân khấu kịch tại TP HCM?

- Tôi cảm phục và kính trọng những ai còn tham gia lĩnh vực này bởi họ là những người can đảm. Tôi chỉ lo rằng tình yêu mà họ dành cho sân khấu còn bền cho tới bao giờ, bởi càng ngày hoạt động của bộ môn nghệ thuật này càng khó khăn trong khi có quá nhiều phương tiện giải trí mới khác được hình thành và phát triển một cách "bùng nổ" như hiện nay.

Đạo diễn ĐOÀN KHOA đã từng tạo dấu ấn đẹp qua các vở diễn và chương trình nghệ thuật: "Tiếng hát thiên nga", "Những con thú thủy tinh", "Thương hoài ngàn năm", "Người mua hạnh phúc" và chương trình "Duyên dáng Việt Nam 5" đầy chất thơ và lãng mạn, nơi Mỹ Linh một bước "thăng hạng" với sân khấu và màn trình diễn "Trên đỉnh phù vân" không thể ấn tượng hơn. Công chúng và giới chuyên môn từng biết Đoàn Khoa đa tài, làm "mọi thứ", như biên kịch, đạo diễn, giảng viên diễn xuất, vẽ, thiết kế - dàn dựng sân khấu, chụp ảnh, viết sách...

Năm 1997, Đoàn Khoa là một trong những người đầu tiên gầy dựng Sân khấu IDECAF. Anh là người đặt nền tảng xây dựng những vở kịch thiếu nhi được khán giả yêu thích, như: "Hoàng tử chăn lợn", "Bạch Tuyết và bảy chú lùn", "Phượng hoàng và cây khế", "Vua cò", "Ngư ông và nàng tiên cá"...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo