Theo các nguồn tin thân cận với Enron, việc bán các tài sản này cũng đồng nghĩa với việc công ty này thanh lý tài sản.
Enron đang trong quá trình cải tổ bộ máy quản lý và trước đó có dự tính thành lập một công ty mới kinh doanh điện và hệ thống đường ống dẫn khí. Sự đổi hướng bất ngờ nói trên phản ánh áp lực của các chủ nợ đòi hãng phải thanh toán đúng hạn.
Giám đốc mới của Enron, ông Stephen Cooper, nhấn mạnh mục tiêu của ông là thu được càng nhiều tiền càng tốt từ công ty để thanh toán cho các chủ nợ. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của ông cho rằng tài sản có thể đáng giá hơn nếu công ty được “tái sinh” như là một doanh nghiệp đang hoạt động hơn là để bị bán đi dần dần.
Trong một diễn biến có liên quan, công ty kiểm toán Andersen Worldwide, công ty mẹ của Arthur Andersen LLC dính trực tiếp vào vụ bê bối Enron, đã đồng ý chi 60 triệu USD cho các thỏa thuận dàn xếp với các nhà đầu tư, các nhân viên và chủ nợ. Theo đó, 2/3 số tiền này sẽ được thanh toán cho các nhà đầu tư và các nhân viên, và phần còn lại cho các chủ nợ. Do uy tín và lợi nhuận kinh doanh giảm sút từ sau khi vụ bê bối Enron đổ vỡ, nhiều chi nhánh của hãng đã “ôm chèo sang thuyền khác”, một số gia nhập với các đối thủ của Andersen. Về phần mình, Andersen đang cố gắng không để cho các chi nhánh ngoài nước Mỹ bị kiện.
Bình luận (0)