xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo gà khảm từ tế bào gốc phôi

Theo VNE

Các nhà khoa học nước ta đã thành công trong việc tạo ra 26 con gà Ác Tiềm có chứa tế bào gà Lương Phượng bằng công nghệ tế bào gốc phôi - một công nghệ tiên tiến trên thế giới, mở ra triển vọng trong công nghệ chuyển gene ở nước ta.

Đây là đề tài khoa học cấp nhà nước, do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội phối hợp thực hiện với Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viện chăn nuôi). Công trình sử dụng hai đối tượng là giống là Ác Tiềm lông trắng, mỏ, chân, thịt và da đều đen, mỗi chân có 5 ngón, và giống gà Lương Phượng có bộ lông nhiều màu, chủ yếu là đỏ - vàng, mỏ vàng, chân vàng với 4 ngón, thịt trắng, da vàng.

Trong kỹ thuật này, nhóm nghiên cứu đã lấy tế bào gốc từ phôi của gà Lương Phượng, tiêm vào trứng chứa đĩa phôi của gà Ác Tiềm. Gà con (gà khảm) ra đời mang đặc điểm của cả hai dòng. Cụ thể, gà khảm mới nở có bộ lông tơ đỏ lang đen, là đặc trưng của gà Lương Phượng, với mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhưng chúng luôn có mỏ đen, chân đen, và khi mọc lông vũ thì có màu trắng, đặc trưng của gà Ác Tiềm.

Vì tế bào gốc là tế bào đa năng, có thể phân chia thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể, nên theo lý thuyết, các tế bào gốc này cũng đi vào bộ phận sinh dục của gà khảm và tạo ra giao tử.

Phó giáo sư Nguyễn Mộng Hùng, Đại học Khoa học tự Nhiên Hà Nội, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, gà khảm sẽ mang trong mình nó giao tử của cả gà Ác Tiềm lẫn gà Lương Phượng. Những giao tử này sẽ được truyền lại thế hệ sau. Song để kiểm chứng điều này, nhóm nghiên cứu cần chờ 7-8 tháng nữa, khi lứa gà khảm trưởng thành, họ sẽ cho chúng giao phối với gà Lương Phượng. Nếu con sinh ra là gà Lương Phượng thuần, thì chứng tỏ gà khảm đã chứa tế bào sinh dục của gà Lương Phượng.

Nghiên cứu hiện dừng ở mức thành công trong kỹ thuật mở cửa sổ trứng, tiêm tế bào gốc vào phôi, và ấp nở trứng thành con. Các tế bào gốc phôi đã trộn lẫn vào các tế bào chủ, tạo nên gà khảm lông rõ rệt.

Mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là biến đổi gene của tế bào gốc trước khi tiêm chúng vào phôi, sao cho số tế bào gốc đó chủ yếu phát triển thành tế bào sinh dục, có thể truyền cho các thế hệ sau những tính trạng đặc biệt như chống chịu bệnh.... Việc biến đổi gene cũng có thể giúp tạo ra những protein có khả năng chữa trị bệnh cho con người.

Hiện 26 con gà khảm con đang ở trong tình trạng tốt, mỗi con nặng hơn 1 lạng. Chúng lớn nhanh hơn và nặng hơn những con gà Ác Tiềm đối chứng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo