xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Yến Anh

(NLĐO) - Ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng Giêng nên người ta thường đi lễ Phật

Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Theo học giả Toan Ánh trong sách "Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Tết lễ, hội hè", nguồn gốc lễ Thượng Nguyên trong đạo Phật như sau: "Ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các tín đồ Phật giáo trong những ngày này đều rủ nhau đi lễ chùa. Ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối, còn ngày rằm thì đêm có trăng sáng. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng Giêng nên người ta đua nhau đi lễ Phật".

Vì sao "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?- Ảnh 1.

Đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp văn hóa

Cũng theo học giả Toan Ánh, trước đây, từ triều đình đến dân chúng đều lễ Phật trong ngày rằm tháng Giêng. Dân gian có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng."

Ông Toan Ánh cho biết theo quan niệm của nhiều người, trong ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Dịp này, chùa nào cũng đông người tới lễ bái, tụng kinh niệm Phật. Các cụ vừa lần tràng hạt vừa kể hạnh nghĩa, là kể lại sự tích của Đức Phật và chư bồ tát cũng như sự hy sinh cao cả của các Người. 

Những đôi trai gái nặng lòng yêu nhau cũng kéo nhau tới trước Phật đài để xin đức Phật phù hộ cho được cùng nhau vẹn nghĩa ba sinh.

Trong khi đó, theo các sách Trung Hoa, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật mà trước đây chính là Tết Trạng Nguyên.

Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Ngày xuân đầm ấm, gió mát trăng trong, trăm hoa đua nở, thi hứng dạt dào, các ông Trạng cùng nhau thi đua ngâm vịnh ca ngợi cái đẹp của hóa công cũng như ân đức của nhà vua.

Tết Trạng Nguyên sau còn có tên là Tết Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu.

Nhân Tết này, ban đêm tại kinh thành và các phố thị có chăng đèn kết hoa. Ở các nơi như Giang Châu, Tô Châu (Trung Quốc) gần sông nước có cuộc bơi thuyền. Thuyền được trang hoàng muôn màu sắc, thắp sáng trưng, hoa treo rực rỡ. Các văn nhân trong đêm Nguyên tiêu thường họp nhau uống rượu thưởng Xuân, vịnh ngâm thơ phú.

Học giả Toan Ánh cũng cho biết theo các nhà thuật số Trung Hoa, ngày rằm tháng Giêng còn là ngày vía Thiên quan. Nhân ngày này, tại các đền chùa có làm lễ dâng sao, nghĩa là cúng các vị sao để giải trừ tai ách quanh năm. Cúng lễ dâng sao, người ta lập đàn tràng tam cấp, trên cúng Trời Phật, tiên thánh; giữa cúng các vị sao thủ mạng; ở dưới cùng cúng bố thí chúng sinh. Mỗi năm mỗi người có một vị sao thủ mạng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo