xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bánh tráng Việt lên sóng truyền hình Mỹ

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Một đoàn làm phim nước ngoài vừa thực hiện những cảnh quay tại cơ sở làm bánh tráng của vợ chồng ông Phạm Văn Sự, một trong số hơn 1.000 hộ gia đình ở Trảng Bàng – Tây Ninh làm nghề truyền thống này. Chiếc bánh tráng phơi sương đã được nhiều nơi biết đến

Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã theo nhiều thế hệ gia đình ở địa phương này. Có một gia đình với 3 thế hệ chuyên nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, đó là gia đình vợ chồng ông Phạm Văn Sự ở ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng- Tây Ninh.

3 thế hệ làm bánh tráng

Chúng tôi đến nhà ông Phạm Văn Sự - số 53 ấp Lộc Du, khi cả gia đình ông đang tất bật với công việc tráng bánh. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dứt, ngồi cạnh bếp lò, múc từng vá bột nhỏ cho vào gáo dừa, nhanh tay đổ lên xửng tráng thành từng chiếc bánh mỏng. Phía cuối sân nhà, ông Sự đang xếp lại những vỉ bánh mà vợ vừa tráng đem ra phơi nắng. Vác những vỉ bánh trên vai, ông nói: “Làm nghề này lúc nào cũng bận rộn. Ngày nắng còn đỡ, chứ ngày mưa cực không kể xiết. Chỉ riêng năm rồi, tôi đã 5 lần bị mất trắng bánh vì mưa dầm”.

Ông Sự sinh ra và lớn lên tại Trảng Bàng trong một gia đình mà từ đời cố, đời nội, ngoại đều sống chết với nghề làm bánh tráng. Tuổi thơ của ông lớn lên bên tiếng lách tách của chiếc bánh phơi khô bong giòn. Mười tuổi, dù không được chỉ bảo nhưng ông đã rành các công đoạn làm bánh như pha bột, tráng, hấp, đem phơi. Năm 1969, ông cưới vợ cũng là dân cùng làng. Lần lượt 5 người con ra đời. “Đất Trảng Bàng ngày ấy, ngoài việc trồng lúa, người dân chọn nghề làm bánh mưu sinh trong những ngày rảnh rỗi. Cứ thế, nghề làm bánh được mẹ tôi học từ bà nội, rồi bà lại tiếp tục truyền lại cho vợ tôi để mưu sinh”.

Nghề lắm gian nan

Nhớ lại thời gian học nghề từ mẹ chồng, bà Dứt bùi ngùi: “Đó là năm 1972, khi mẹ bệnh không thể tiếp tục làm bánh. Ngày trước thấy bà làm bánh tưởng đơn giản, không ngờ khi bắt tay làm, tôi mới thấy thật khó khăn. Ngồi vào tráng mà không biết xoay bánh thế nào cho tròn, khi nào bánh chín”. Theo bà Dứt, để có những chiếc bánh tráng khi ăn vào, người ta biết ngay đó là bánh Trảng Bàng thì ngoài việc chọn loại gạo ngon, người làm bánh phải biết cách pha bột, canh lửa. Bà chia sẻ bí quyết: “Nên chọn giống gạo của Đài Loan cho bánh thơm mà không quá dẻo. Gạo phải được ngâm rồi đem xay nhuyễn. Đặc biệt, để bánh phơi sương có độ giòn, nổi phồng khi nướng thì khi pha bột cần cho thêm muối vào với tỉ lệ 1 kg gạo 1/4 chén muối”.

“Muốn đưa bánh tráng ra nước ngoài, làm ăn đàng hoàng thì phải có nhãn hiệu hàng hóa. Chúng tôi mong cơ quan chức năng xây dựng thương hiệu riêng cho loại đặc sản này”.

(Ông Phạm Văn Sự)

Tại Trảng Bàng hiện có hơn 1.000 hộ chuyên làm bánh tráng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, nhưng riêng bánh tráng phơi sương chỉ có vài chục hộ và bánh của vợ chồng ông Sự được đánh giá là một trong những lò ngon nhất. Bà Dứt cho biết bánh phơi sương phải được tráng hai lớp để khi nướng lên mới có độ dày, giòn, bắt mắt. Công đoạn nướng và phơi sương cũng rất công phu. Bánh cần được nướng trên lửa than hồng, đặc biệt là than vỏ đậu mới giòn, ngon. Khi nướng phải nhanh tay trở bánh để bánh nở phồng mà không bị ám khói hay vàng vì quá lửa. Còn công đoạn phơi sương thì phải bắt đầu từ nửa đêm hoặc sáng sớm. Nếu sương nhiều phải gỡ bánh nhanh, sương ít gỡ bánh chậm. “Làm được chiếc bánh phơi sương nghe đơn giản nhưng thực ra rất vất vả. Nó đòi hỏi người làm phải khéo léo, có kinh nghiệm”.

Quyết giữ nghề truyền thống

Mới đây, đoàn làm phim về văn hóa ẩm thực thế giới thuộc Công ty Truyền thông ZPZ (Mỹ) về đến tận nhà ông Sự để làm chương trình giới thiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nhằm phát trên kênh truyền hình PBS của Mỹ và kênh National Geographic. Hai nhà quay phim Tom Vitale và Rob Tate không ngớt trầm trồ trước đôi tay khéo léo và công sức của vợ chồng ông trong việc duy trì và giữ gìn nghề truyền thống. Ông Sự tâm sự: “Đó là niềm tự hào đối với người dân một nắng hai sương chúng tôi vì món ăn dân dã, nhà quê mình làm ra được mọi người năm châu biết đến”. Niềm vui của ông Sự và các gia đình làm bánh tráng ở đây thật có cơ sở. Hai kênh truyền hình PBS và National Georgraphic khá nổi tiếng với độ phủ sóng rất rộng trên toàn cầu.

Nhưng có lẽ, hơn 30 năm làm nghề, điều mà ông Sự, bà Dứt hạnh phúc nhất là nhờ nghề làm bánh tráng truyền thống mà 5 người con được ăn học, có nghề nghiệp, việc làm ổn định. Người con gái đầu của ông bà là chị Phạm Thị Kim Loan hiện là chủ vựa gỗ, người em trai kế Phạm Thanh Sơn là chủ lò bánh mì, chị Phạm Thị Kim Cúc là thợ may...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo