xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để mất thị trường Hàn Quốc

DUY QUỐC thực hiện

Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động Ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH, nhấn mạnh bằng mọi giá phải giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Phóng viên: Tại chỉ thị số 12/CT-TTg ban hành ngày 29-5-2014, Thủ tướng đánh giá tình hình lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc ngày càng nghiêm trọng. Thực tế như thế nào thưa ông?

- Ông Phan Văn Minh: Những năm qua, Việt Nam đã đưa hơn 75.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS). Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, tình trạng NLĐ sau khi hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc luôn gia tăng. Đến thời điểm này, tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước là 39,4%. Tuy đã giảm so với mức trên 50% vào cuối năm 2012 nhưng vẫn còn cao gấp hơn 2 lần so với các nước khác.

 

img

 

Có thông tin cho rằng Hàn Quốc đang xem xét tình hình lao động bỏ trốn để quyết định việc có ký gia hạn “Bản thỏa thuận hợp tác lao động theo chương trình EPS” với Việt Nam hay không...

- Xin nói rõ là bản thỏa thuận này 2 năm ký gia hạn một lần và lần gần nhất hết hạn vào ngày 28-8-2012. Do tỉ lệ lao động bỏ trốn của Việt Nam cao nên phía Hàn Quốc đã không ký gia hạn thỏa thuận. Theo đó, Hàn Quốc không giới thiệu hồ sơ của những lao động mới cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn mà chỉ cho phép những người hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn được tham gia kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính EPS-TOPIK để dự tuyển trở lại Hàn Quốc. Những người thuộc diện lao động mẫu mực (trong thời gian làm việc 4 năm 10 tháng không chuyển đổi nơi làm việc và về nước đúng hạn sau khi hết hạn hợp đồng lao động) cũng sẽ được xuất cảnh trở lại Hàn Quốc sau 3 tháng về nước mà không phải dự thi tiếng Hàn.

Với những nỗ lực của các cơ quan chức năng Việt Nam, ngày 31-12-2013, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam đã ký “Bản ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS”. Theo đó, NLĐ đã có hồ sơ đăng ký dự tuyển trên mạng nhưng chưa được giới thiệu cho chủ sử dụng Hàn Quốc sẽ được giới thiệu lại. Bản ghi nhớ đặc biệt có hiệu lực 1 năm. Dự kiến cuối tháng 11-2014, 2 bộ sẽ đánh giá kết quả thực hiện bản ghi nhớ đặc biệt và kết quả triển khai các giải pháp giảm tỉ lệ lao động  bỏ trốn. Nếu chúng ta không khắc phục được tình hình, phía Hàn Quốc sẽ không ký gia hạn bản thỏa thuận và sẽ dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình lao động bỏ trốn?

- Trong 3 năm qua, các cơ quan chức năng đã triển khai các giải pháp ngăn ngừa NLĐ không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động. Trong những tháng đầu năm 2014, chúng tôi đã phối hợp với Cục Quản lý Lao động ngoài nước và Sở LĐ-TB-XH của 35 tỉnh, thành triển khai các giải pháp tuyên truyền, vận động NLĐ làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn. Đồng thời, chúng tôi cũng đã phối hợp với các Sở LĐ-TB-XH tổ chức các hội chợ việc làm để giới thiệu, hỗ trợ việc làm cho NLĐ về nước có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Việc xử lý vi phạm đối với lao động bỏ trốn cũng sẽ được tập trung thực hiện. Ngoài bị xử phạt từ 80 - 100 triệu đồng, lao động bỏ trốn sẽ không được nhận khoản tiền trợ cấp thôi việc trực tiếp tại Hàn Quốc như trước đây. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo