Nhiều lần cùng bạn bè vào các quán cà phê, tôi thường bắt gặp những chú kiến làm từ gốc tre khô được trưng bày khá sinh động. Một lần khác, khi vào nhà hàng Mi Tau (Hai Bà Trưng, quận 1- TPHCM), tôi bị choáng ngợp trước cành cây trang trí đầy những chú kiến, con cà cuống... được làm từ rễ tre khô. Người tạo ra tác phẩm nghệ thuật ấy chính là ông Lê Đức Bảng, chủ cơ sở mây tre lá Đức Hoàn (134/171 Tân Thới Hiệp, quận 12-TPHCM).
Ông Lê Đức Bảng và các sản phẩm tre, trúc của mình
Làm nghệ thuật từ những thứ vứt đi
Tôi đến cơ sở khi ông đang đan những sợi mây vào các kệ đựng báo. Trong nhà, những thùng hàng đựng rá, rổ, giỏ hoa và cả những chiếc thuyền nan được chất đầy trên gác, trong các phòng. Chỉ tay vào những chiếc thuyền nan xinh xắn vừa hoàn tất, ông nói: “Sản phẩm này các nhà hàng, khách sạn ưa dùng vì vừa có thể đựng thức ăn vừa làm đồ trang trí. Nhiều công ty còn đặt để đựng quà trong những dịp lễ, Tết”.
Theo ông Bảng, muốn sản phẩm tre, trúc bền và đẹp, phải chọn nguyên liệu thật tốt, tre phải già; sau khi tạo hình cần xử lý chống mối, mọt. Với sản phẩm xuất khẩu, cần bảo đảm yếu tố vi sinh. Đặc biệt, với những tác phẩm nghệ thuật như kiến, cà cuống... khi tạo hình, cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm, sao cho sản phẩm không quá thô và vẫn giữ được hình dáng của từng loài. |
Tuy sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống nhưng mãi đến năm 2003, ông Bảng mới chính thức đến với nghề khi gia đình chuyển vào
Cũng trong những ngày đi tìm nguồn nguyên liệu cho sản xuất, ông phát hiện những gốc tre, trúc có hình thù kỳ lạ, đẹp mắt nhưng ít ai tận dụng để sản xuất. “Tôi nghĩ những gốc tre, trúc bị bỏ đi ấy có thể tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh”. Nghĩ vậy, ông nhặt về một ít gốc tre và thử làm những con vật. Một tháng mày mò với vài chục lần thất bại, những chú kiến, cà cuống lần lượt ra đời từ những gốc tre, trúc bị vứt đi. Chẳng bao lâu, tác phẩm của ông được khách hàng biết đến và len lỏi vào các nhà hàng, quán ăn trong nội thành.
Giữ nghề truyền thống
Hiện nay, tác phẩm nghệ thuật từ tre, trúc của ông đang dần được khách hàng trong nước biết đến. Ngoài những mặt hàng truyền thống, những chú kiến, con cà cuống... cũng được nhiều Việt kiều đặt mua làm quà khi trở về nước.
Để lưu giữ nghề, các con của ông đã tiếp nối nghề của cha mình. Chị Lê Thị Hồng, con gái lớn của ông, cũng có cơ sở sản xuất mây tre lá. Hai người con trai là Lê Đức Hải, Lê Đức Hoàn cũng nối nghiệp cha. Riêng anh Lê Đức Hoàn, ngoài việc phụ trách bán hàng, anh còn học ở Trường Đại học Kinh tế. Anh cho biết: “Tuy chúng tôi sản xuất quy mô nhỏ nhưng đó là nghề truyền thống của gia đình. Cũng nhờ nghề này mà gia đình tôi có cuộc sống ổn định. Khi học xong, tôi sẽ tiếp tục phát triển nghề với quy mô lớn hơn. Đó cũng là tâm nguyện của cha tôi”.
Bình luận (0)