xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui cùng sân chơi “Giờ thứ 9”

Bài và ảnh: Hồng Đào

Với “giờ thứ 9”, những cô công nhân, anh bác sĩ, chị thợ làm bánh… bỗng chốc hóa thành diễn viên trên sân khấu

Có một nhóm công nhân (CN) muốn giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động (NSDLĐ) nhưng NSDLĐ không đồng ý vì cho rằng hợp đồng lao động là của riêng từng cá nhân và phải ký với từng người. Bạn xử lý tình huống này ra sao?”. Đây là một tình huống khó xử được nêu lên tại vòng bán kết chương trình “Giờ thứ 9” do LĐLĐ TP HCM phối hợp cùng Cung VHLĐ TP và Đài Truyền hình TP tổ chức mới đây. Chương trình được Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn tài trợ.

Nâng cao kiến thức pháp luật

Tình huống rất khô khan và hóc búa này tưởng chừng khó làm nên một vở kịch nhưng 2 đội dự thi đã đem lại cho khán giả nhiều điều bất ngờ với 2 vở kịch thật cuốn hút. Đội Bệnh viện quận 2, TP HCM đã xây dựng tình huống một nhóm CN xây dựng chờ lâu nhưng chẳng thấy nhà thầu ký hợp đồng nên không làm việc mà tụ tập đứng chờ người quản lý đi qua để trình bày. Khi nghe nhóm CN trình bày người quản lý quyết liệt từ chối vì cho rằng như thế là vi phạm pháp luật, phải ký hợp đồng riêng cho từng người. Nhưng lúc ấy có một người đàn ông đến, ông ta giải thích: khoản 2, điều 18 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định công việc thời vụ hoặc dưới 12 tháng có thể ký hợp đồng lao động tập thể nhưng phải kèm theo danh sách có tên tuổi, địa chỉ, chữ ký của tất cả người lao động. Nhóm CN hỏi: “Anh là ai mà rành luật vậy?”. Người đàn ông từ tốn bảo: “Tôi là chủ tịch CĐ công ty”. Mọi người vui mừng vì từ đây có việc gì khúc mắc có thể đến gặp chủ tịch CĐ để hỏi.
img
Một tiết mục biểu diễn tại vòng bán kết “Giờ thứ 9”

Đội LĐLĐ quận Bình Thạnh cũng có một vở kịch khá sâu sắc và dí dỏm khi xây dựng nhóm nông dân ở tỉnh, tranh thủ lúc nông nhàn kiếm việc làm thêm tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo. Mọi người cử anh Tám và chị Bảy lên TP đại diện bà con ký hợp đồng lao động. Nhưng sau khi nghe trình bày, trưởng phòng nhân sự nhất định từ chối và bảo từng người một phải đến ký hợp đồng cho mình. Anh Tám và chị Bảy phản ứng vì cho rằng bà con bận chăm heo gà, ruộng vườn, lên TP thì tốn kém, lạ nước, lạ cái rất khó cho họ. May mắn lúc ấy chị chủ tịch CĐ vừa về đến, chị giải thích luật cho phép tập thể có thể đại diện ký hợp đồng lao động cho công việc thời vụ. Nhờ vậy, mọi việc mới được hóa giải.

Phó GS.TS Phan Thu Hiền, thành viên ban giám khảo đánh giá: “Chỉ là một tình huống đơn giản nhưng 2 đội đã xây dựng được những vở kịch hay, thu hút với lối diễn xuất thật dí dỏm, tự nhiên, ngôn ngữ chân phương, mộc mạc đúng bản chất của CN xây dựng, nông dân ở quê”.

Vui thoải mái, cười... hết ga

Không chỉ bị cuốn theo những vở kịch tự dàn dựng rất hấp dẫn, khán giả còn được thưởng thức những chương trình văn nghệ đặc sắc. LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM với những tiết mục ca ngợi người chiến sĩ Trường Sa, giới thiệu những thành tựu đạt được của quận nhà. Bệnh viện quận 2, TP HCM mang đến cho khán giả những làn điệu mượt mà của dân ca Nam Bộ, những khúc đồng dao dễ thương. Để những CN, bác sĩ, kỹ sư, thợ làm bánh… không quen với việc ca hát mạnh dạn biểu diễn trên sân khấu, mọi người đã luyện tập rất nhiều. Bà Nguyễn Thu Hương, Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Thạnh, cho biết: “Đội dự thi của Bình Thạnh là tập hợp tất cả cán bộ CĐ, CN mê ca hát. Vì thế, việc tập luyện vô cùng vất vả. Sau giờ làm việc, các anh chị đến tập luyện. Thế nhưng do công việc bận rộn, nhiều khi có người này lại thiếu người kia. Nhờ ai cũng nhiệt tình, cuối cùng mọi người đều biểu diễn thật tốt”.

Với anh Nguyễn Đình Vũ, Chủ tịch CĐ Công ty Đặng Hoàng, quận Bình Thạnh, TP HCM, việc tham gia “Giờ thứ 9” vô cùng ý nghĩa. Anh Vũ vừa viết kịch bản vừa làm diễn viên cho vở kịch “Tình huống khó xử” của đội mình. Còn anh Trần Anh Đức, điều dưỡng Bệnh viện quận 2, TP HCM, thì có quá nhiều niềm vui khi được tham gia sân chơi dành riêng cho CNVC-LĐ này. Anh cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi xem chương trình “Giờ thứ 9”. Một chương trình hay với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, người xem còn được nâng cao hiểu biết pháp luật lao động. Tôi mong những chương trình như thế này ngày càng nhân rộng đến người lao động”.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM:
Sân chơi lớn cho người lao động
LĐLĐ TP HCM quyết định thay chương trình Hội diễn văn nghệ hằng năm bằng “Giờ thứ 9”. Chương trình không chỉ thể hiện tài năng văn nghệ mà còn thể hiện khả năng xử lý tình huống, hiểu biết pháp luật của người lao động. Đây là một sân chơi lớn, thu hút đông CNVC-LĐ tham gia.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo