xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết việc làm cho 4 vạn lao động

Xuân Mai

TPHCM đã có kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn nhằm khai thác tiềm năng kinh tế các quận, huyện ngoại thành. Đây là một chiến lược rất quan trọng để đưa TPHCM phát triển toàn diện

. Tiêu điểm- 10 quận, huyện ngoại thành chiếm phần lớn diện tích đất của TPHCM nhưng chỉ chiếm 20% dân số. Phát triển ngành nghề ở khu vực này một cách bền vững với các ngành mũi nhọn như chăn nuôi, nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu... sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa TPHCM.

 

Tính trên phạm vi cả nước, ngành nghề nông thôn chiếm một vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn cả về văn hóa, xã hội. Lao động ngành nghề nông thôn thu hút 29% lực lượng lao động cả nước với thu nhập bình quân cao gấp 3-4 lần lao động thuần nông. Nó tạo ra khối giá trị hàng hóa đạt khoảng 40.000 tỉ đồng, sản phẩm ngành nghề nông thôn Việt Nam đã được xuất khẩu đến 100 quốc gia. Chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 132/2000 về các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển và quy hoạch lại theo hướng công nghiệp hóa. Và trên địa bàn TPHCM, ngày 28-6-2002, Chủ tịch UBND TP đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn TPHCM đến năm 2010” nhằm khai thác tiềm năng kinh tế ngoại thành nhằm nâng cao đời sống cho nông dân.

 

Tiềm năng kinh tế to lớn.- Căn cứ giới hạn về không gian của quy hoạch là khu vực nông thôn ngoại thành chiếm phần lớn diện tích đất đai có tiềm năng to lớn, bao gồm 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận mới: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, trong khi dân số sinh sống ở khu vực này chiếm chưa đến 20% dân số TP và kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp: 3,3% (1995), 2,2% (2000) giá trị sản xuất của TP.

 

Xem xét thực trạng sản xuất khu vực ngoại thành giai đoạn 1998 - 2000 thấy rằng trong khi sản xuất nông lâm ngư nghiệp chỉ tăng bình quân 0,17%, các dịch vụ nông nghiệp tăng 4,26% thì các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp lại có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh (bình quân 15-17%/năm). Cơ cấu kinh tế ngoại thành đang phát triển theo đúng định hướng: Năm 2000, sản xuất thuần nông nghiệp chiếm 30,9%, công nghiệp- thủ công nghiệp 49,1%, thương mại dịch vụ chiếm 20%.

Trong khi việc gieo trồng lúa ngày càng kém hiệu quả thì vai trò của ngành nghề nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế ngoại thành TP ngày càng được khẳng định: Bình quân một hộ ngành nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người, một cơ sở tạo việc làm ổn định cho 186,1 người, tạo thu nhập cao hơn 1,4 lần so với lao động thuần nông. Trong năm 2001, lao động ngành  nghề nông thôn đóng góp giá trị đạt 2.473,6 tỉ đồng, sản xuất một khối lượng hàng hóa to lớn cho nhu cầu của TP và góp phần xuất khẩu.

 

Đưa khu vực ngoại thành đạt mức tăng trưởng 15%/năm.- Định hướng quy hoạch phát triển ngành nghề đến năm 2010 của TPHCM nhằm đạt mục tiêu tạo mức tăng trưởng bình quân cho khu vực ngoại thành là 15%/năm, nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 29,2 triệu USD năm 2000 (tương đương 20% giá trị sản xuất) lên 118 triệu USD năm 2010. Trước mắt mục tiêu đến năm 2005, giảm 8.000 lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm từ 35.000 - 40.000 lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 1%, nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên khoảng 80%.

 

Để đạt được các mục tiêu trên, các giải pháp chủ yếu được chú trọng là đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh để thúác đẩy phát triển ngành nghề nông thôn; duy trì và phát triển làng nghề truyền thống; đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề nông thôn ở trong và ngoài nước; các chính sách tài chính, tín dụng được dùng như đòn bẩy quan trọng... Đặc biệt, chính sách đất đai sẽ được vận dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn được thuê đất để hoạt động; miễn giảm tiền thuê đất cho các cơ sở mới thành lập.

 

 

 Một số dự án ưu tiên

. Nhóm dự án xây dựng 5 mô hình làng nghề: đan lát, mành trúc, bánh tráng, sơn mài, chế biến da cá sấu hoa cà xuất khẩu.

. Nhóm dự án cải tạo và nâng cấp làng muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

. Nhóm dự án xây dựng hợp tác xã nuôi bò sữa và trạm vắt, bảo quản trung chuyển sữa ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

. Nhóm dự án tạo vùng nguyên liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu.

. Dự án về đào tạo nghề do Trường Trung học Kỹ thuật Nông nghiệp TP thực hiện.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo