VnMoney
10/12/2017 11:45

Góp tiền với chị gái, tôi thành đồng sở hữu 3 căn hộ trong 6 năm

Chị gái góp phần nhiều hơn nên tôi để chị đứng tên và hưởng tiền thuê hai căn nhà.

Hợp tác cùng chị gái nên chị Nguyễn Bình (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã mua được nhà và có phần góp chung trong 2 căn hộ khác. Dưới đây là kinh nghiệm của chị Bình:

Trước đây, gia đình tôi sống ở căn nhà bỏ trống của bố mẹ ở quận Đống Đa nhưng năm 2011, cơ quan tôi chuyển về quận Cầu Giấy, khá xa nơi ở hiện tại. Hai con tôi khi đó còn khá nhỏ (cháu gái 3 tuổi, cháu trai một tuổi). Chồng đi nước ngoài, bố mẹ chồng và bố mẹ tôi sống ở quê và ngoại ô Hà Nội nên tôi thấy rất bế tắc, không biết xoay xở làm sao lo cho hai cháu.

Lương của tôi khoảng 14 triệu một tháng, cuối năm có thêm khoản thưởng 30-40 triệu. Chồng tôi mới đi làm ở nước ngoài, thu nhập cao so với trong nước nhưng chi tiêu bên đó cũng đắt đỏ nên chưa tích lũy được nhiều.

Khi ấy, chị gái tôi đang làm kinh doanh khá thuận lợi. Chị bảo, tôi cứ tìm dự án nào thích hợp gần cơ quan, bỏ tiền tiết kiệm để mua một căn, chị sẽ hỗ trợ phần còn thiếu.

Cuối năm đó, tôi tìm được một căn chung cư rộng 103 m2 ở quận Cầu Giấy có giá là 2,3 tỷ đồng. Tôi đề nghị với chị gái cùng góp vốn và đồng sở hữu căn nhà. Tuy nhiên, chị bảo: "Chị em là phải tin nhau, em cứ đứng tên nhà". Dù là chị em thân thiết hơn 30 năm nhưng tôi vẫn quá bất ngờ vì sự tin tưởng của chị.

Góp tiền với chị gái, tôi thành đồng sở hữu 3 căn hộ trong 6 năm - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Hai vợ chồng tôi gom góp và đi vay mượn người quen để đóng trả góp. Tới hạn nộp từng đợt, tôi và chị gái chia đôi số tiền phải nộp. Có lần tôi chưa "xoay" kịp tiền, chị lại đóng dùm tôi luôn. Tới ngày nhận nhà, tổng số tiền tôi đã nộp là một tỷ, còn chị gái góp phần nhiều hơn là 1,3 tỷ đồng.

Chuyển vào nhà mới ở, hai vợ chồng tôi đều biết ơn chị vì đã giúp tôi có được một nơi ở tiện lợi, vừa lo được cho con, vừa đảm bảo công việc cơ quan. Hai vợ chồng nhịn ăn nhịn mặc, chồng hạn chế về Việt Nam để tiết kiệm tiền vé máy bay, quà cáp. Cứ dành dụm được một khoản, chúng tôi lại gửi trả cho chị.

Tới năm 2014, tôi thấy một dự án bán nhà ở quận Bắc Từ Liêm có những căn nhỏ tầm 60 m2. Khi ấy, khu vực này còn chưa phát triển sầm uất như bây giờ nhưng các tòa văn phòng quanh đó cũng đã khá nhiều. Tôi dự đoán nhà sẽ có thể lên giá nên bàn với chị chung tiền mua tiếp.

Cách thức góp vốn vẫn như cũ (mỗi người 50%) nhưng chị gái tôi đứng tên nhà. Căn hộ 60 m2 có tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng. Tôi và chồng chi tiêu tằn tiện và vay người quen những khoản nhỏ dễ trả 10-20 triệu đồng để trả góp.

Khi nhà hoàn thành, chúng tôi mua sắm nội thất đầy đủ, cho người Hàn Quốc thuê được 11 triệu đồng một tháng. Tôi để chị hưởng hết phần tiền thuê này bởi vẫn còn nợ chị tiền mua căn nhà đang ở và biết ơn chị đã hỗ trợ mình. Lúc chúng tôi mua, nhà có giá 25 triệu đồng một m2, hiện tại, giá tầm 29 triệu.

Mỗi tháng tôi để dành được khoảng 5-7 triệu, còn ông xã gom góp để dành được 300-400 triệu mỗi năm. Tới đầu năm 2017, vợ chồng tôi đã hoàn thành được việc trả nợ cho căn thứ hai và chỉ còn nợ chị một ít tiền mua căn thứ nhất.

Cùng lúc này, chị tôi lại đề nghị mua chung một căn hộ 70 m2 giá 1,7 tỷ ở quận Hai Bà Trưng. Đó không phải chung cư cao cấp nhưng lại rất gần khu mua sắm, vui chơi nhiều tiện ích. Bởi vậy, chỉ mới gần một năm, dù nhà chưa hoàn thành nhưng giá đã tăng từ 25 triệu lên 27 triệu một m2. Tôi đề nghị chị gái bán sang tay luôn để đỡ gánh nặng nợ nần nhưng chị bảo nếu đợt nào tôi chưa có tiền, chị sẽ lấy phần tiền thuê căn thứ hai sang trả nợ giùm. Tôi nói chị đứng tên căn hộ này luôn, coi như phần góp của tôi là để chị vay mua nhà. Nếu sau này chị bán, chia lại cho tôi phần đã đóng là được. Còn nếu nhà cho thuê, chị cũng sẽ nhận phần tiền thuê luôn.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là tới ngày nhận căn nhà thứ 3, nhiều lúc tôi thấy như mơ vì mới chỉ sau 6 năm mà đã có nhà riêng lại có chung phần góp trong 2 căn khác.

Tôi biết nhiều gia đình bất hòa vì chuyện chung tiền làm ăn, mua nhà nên càng thấy may mắn hơn vì chị em tôi đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi nghĩ, nếu muốn quan hệ bền vững, phải sống biết điều, nhận của ai cái gì thì cũng phải biết đền ơn. Dù chị gái tôi giàu có nhưng tôi luôn cố gắng để trả nợ sớm nhất có thể, để chị hưởng phần lợi xứng đáng.

Về trường hợp người thân cùng nhau mua bất động sản, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP HCM) tư vấn:

Nhiều người vì quen thân, tin tưởng nên đã góp tiền mua chung nhà đất. Việc thỏa thuận mua chung bất động sản là thỏa thuận dân sự và được pháp luật thừa nhận. Luật Đất đai 2013 quy định: "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

Việc góp tiền mua chung nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ xảy ra tranh chấp. Rủi ro thường thấy là nhiều người mua chung nhưng chỉ để một người đứng tên, lại không có thỏa thuận rõ ràng. Bởi vậy, người mua chung không đứng tên trên giấy chứng nhận có thể không thực hiện được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung do bị người đứng tên trên giấy chứng nhận cản trở.

Cũng có trường hợp mặc dù được xác định là chủ sở hữu chung, cùng có tên trên giấy chứng nhận nhưng họ lại không thống nhất được việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung nên cũng dẫn đến tranh chấp, thưa kiện.

Để hạn chế rủi ro và phòng ngừa tranh chấp trong việc góp tiền mua chung nhà đất, điều quan trọng nhất là các bên phải có sự thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản. Bạn cần thỏa thuận rõ phần đóng góp, tỷ lệ sở hữu của mỗi bên; ghi tên các bên vào giấy chứng nhận (nếu chỉ để một người đại diện thì phải có văn bản thỏa thuận về việc này); thỏa thuận các vấn đề về quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung.


Theo VnExpress

Viết bình luận

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Nhịp sống 08:00

Hồ Tràm một trong những điểm đến hấp dẫn nhất dịp lễ 30/4 sắp tới với những bãi biển tuyệt đẹp cùng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, sự kiện Charm Fantasea 2024 với hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng càng khiến đây trở thành tọa độ được săn đón hơn bao giờ hết.

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

Thị trường 08:00

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 kéo dài 5 ngày liên tục (từ ngày 27/4 - 1/5), Hồ Tràm - “thủ phủ du lịch” mới khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với hàng loạt sự kiện giải trí được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.