VnMoney
07/03/2014 17:33

Những ông chủ ngân hàng đến và đi

Trải qua một năm kinh doanh không thuận lợi như năm 2013 và các mối quan hệ sở hữu chéo vẫn chưa được dãn ra, đại hội cổ đông của một số ngân hàng năm nay hứa hẹn sẽ có không ít bất ngờ “thú vị”.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thương lượng xong việc chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank). ACB đã đầu tư vào VietBank ngay từ những ngày đầu ngân hàng này thành lập với giá bằng mệnh giá và ở vị trí cổ đông lớn.

VietBank là cổ phiếu ngân hàng cuối cùng ACB nắm giữ sau khi đã rút khỏi Eximbank, Kiên Long, Đại Á và việc thoái vốn khỏi VietBank có ý nghĩa như một bước chuyển mình, đánh dấu không còn sở hữu chéo.

Bên cạnh đó ACB tiếp tục thoái vốn khỏi các doanh nghiệp đã đầu tư trước đây. Một số khoản đầu tư này đã trích lập dự phòng rủi ro. Sự rút lui khỏi mảng ngân hàng đầu tư, tự xử lý sở hữu chéo một cách hiệu quả và đang từng bước giải quyết những công ty sân sau sẽ giúp ACB minh bạch hơn, trở về với kinh doanh truyền thống ngân hàng bán lẻ.

Đứng ở góc độ kinh doanh, so sánh với chính mình, năm nay là năm lợi nhuận trước thuế của ACB thấp nhất trong vòng bảy năm qua, nhưng cũng là năm tỷ lệ dự phòng rủi ro trên lợi nhuận được trích lập cao nhất, hơn 1.000 tỉ đồng. Ngay cả trong điều kiện khó khăn, ACB vẫn có khả năng chia cổ tức tiền mặt khoảng 7% cho năm 2013, ngang bằng lãi suất tiết kiệm.

Eximbank hiện đang là cổ đông tổ chức lớn nhất tại Sacombank và khả năng chuyển nhượng cổ phần mà Eximbank nắm giữ tại đây đang bỏ ngỏ. - Ảnh: THANH TAO
Eximbank hiện đang là cổ đông tổ chức lớn nhất tại Sacombank và khả năng chuyển nhượng cổ phần mà Eximbank nắm giữ tại đây đang bỏ ngỏ. - Ảnh: THANH TAO

Không giống một số tổ chức tín dụng cổ phần khác, suốt thời gian thị trường chuyển nhượng ngân hàng không ngừng biến động vừa qua và vẫn đang dậy lên những con sóng ngầm, ACB không có các ông chủ mới. Giá giao dịch cổ phiếu các ngân hàng nhỏ với khối lượng lớn (khối lượng có thể đảm bảo cho người mua trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối hoạt động - NV) giữa các nhóm nhà đầu tư đã tăng khoảng 15-20% trong vòng sáu tháng qua. Cổ phiếu VietBank đã được ACB đồng ý bán với giá bằng thị giá cổ phiếu ACB trên sàn hiện tại. Đây là mức giá chuyển nhượng ngân hàng nhỏ cao nhất được ghi nhận kể từ sau thương vụ m

Trải qua một năm kinh doanh không thuận lợi như năm 2013 và các mối quan hệ sở hữu chéo vẫn chưa được dãn ra, đại hội cổ đông của một số ngân hàng năm nay hứa hẹn sẽ có không ít bất ngờ “thú vị”.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thương lượng xong việc chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (VietBank). ACB đã đầu tư vào VietBank ngay từ những ngày đầu ngân hàng này thành lập với giá bằng mệnh giá và ở vị trí cổ đông lớn.

VietBank là cổ phiếu ngân hàng cuối cùng ACB nắm giữ sau khi đã rút khỏi Eximbank, Kiên Long, Đại Á và việc thoái vốn khỏi VietBank có ý nghĩa như một bước chuyển mình, đánh dấu không còn sở hữu chéo.

Bên cạnh đó ACB tiếp tục thoái vốn khỏi các doanh nghiệp đã đầu tư trước đây. Một số khoản đầu tư này đã trích lập dự phòng rủi ro. Sự rút lui khỏi mảng ngân hàng đầu tư, tự xử lý sở hữu chéo một cách hiệu quả và đang từng bước giải quyết những công ty sân sau sẽ giúp ACB minh bạch hơn, trở về với kinh doanh truyền thống ngân hàng bán lẻ.

Đứng ở góc độ kinh doanh, so sánh với chính mình, năm nay là năm lợi nhuận trước thuế của ACB thấp nhất trong vòng bảy năm qua, nhưng cũng là năm tỷ lệ dự phòng rủi ro trên lợi nhuận được trích lập cao nhất, hơn 1.000 tỉ đồng. Ngay cả trong điều kiện khó khăn, ACB vẫn có khả năng chia cổ tức tiền mặt khoảng 7% cho năm 2013, ngang bằng lãi suất tiết kiệm.

Không giống một số tổ chức tín dụng cổ phần khác, suốt thời gian thị trường chuyển nhượng ngân hàng không ngừng biến động vừa qua và vẫn đang dậy lên những con sóng ngầm, ACB không có các ông chủ mới. Giá giao dịch cổ phiếu các ngân hàng nhỏ với khối lượng lớn (khối lượng có thể đảm bảo cho người mua trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối hoạt động - NV) giữa các nhóm nhà đầu tư đã tăng khoảng 15-20% trong vòng sáu tháng qua. Cổ phiếu VietBank đã được ACB đồng ý bán với giá bằng thị giá cổ phiếu ACB trên sàn hiện tại. Đây là mức giá chuyển nhượng ngân hàng nhỏ cao nhất được ghi nhận kể từ sau thương vụ mua bán cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Những phi vụ chuyển nhượng đã dẫn đến sự đổi chủ ở một số ngân hàng, tuy nhiên trên giấy tờ sổ sách, không có những gương mặt mới xuất hiện, hoặc những gương mặt cũ ra đi. Đơn giản trên giấy trắng mực đen, người mua chỉ đứng tên sở hữu một tỷ lệ nhỏ. Một tỷ lệ khác chia cho nhiều người nắm giữ. Với đà này, sở hữu chéo sẽ ngày càng phức tạp, tinh vi và việc kiểm soát nó đòi hỏi những biện pháp mang tính thực tiễn hơn.

Trong hai tháng 3-4 sắp tới, các ngân hàng sẽ tiến hành đại hội cổ đông, trong đó có việc bầu lại, bầu bổ sung một số thành viên hội đồng quản trị. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đang nổi lên trong dư luận khi trước đại hội cổ đông năm tuần đã thông báo nới room cho khối ngoại lên 30% và xin cơ quan quản lý ngành cho trả cổ tức đợt hai năm 2013 tỷ lệ 8% bằng cổ phiếu.

Sacombank cuối tháng 11-2013 đã chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền tỷ lệ 8% và đây là ngân hàng đầu tiên được tạm ứng cổ tức năm 2013 cho đến nay. Còn nhớ năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng chỉ chia cổ tức sau khi đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, đồng thời thực hiện kiểm toán xong báo cáo tài chính năm. Ngay cả các “ông lớn” báo lãi hàng ngàn tỉ đồng như Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng chưa tạm ứng cổ tức năm 2013. Không hiểu vì sao Sacombank lại được “đặc cách” tạm ứng cổ tức bằng tiền sớm như vậy? Điều này có công bằng không giữa các tổ chức tín dụng?

Việc nới room được Sacombank giải thích là do chưa tìm được đối tác chiến lược nước ngoài như mong muốn, nên phải trả room về đúng quy định của một ngân hàng niêm yết. Như vậy việc bầu lại một số thành viên hội đồng quản trị trong đại hội cổ đông sắp tới của Sacombank sẽ không có người nước ngoài. Nguồn tin đáng tin cậy cho biết Sacombank đang đứng trước khả năng có những thay đổi căn bản về nhân sự hội đồng quản trị và dường như khả năng này có liên quan đến Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Eximbank hiện đang là cổ đông tổ chức lớn nhất tại Sacombank và khả năng chuyển nhượng cổ phần mà Eximbank nắm giữ tại đây đang bỏ ngỏ.

Trước đây Eximbank đã biệt phái ông Phạm Hữu Phú, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, sang Sacombank để đại diện cho phần vốn của mình. Trong trường hợp Eximbank chuyển nhượng cổ phần tại Sacombank, việc cử người đại diện ở Sacombank sẽ không còn cần thiết.

Tháng 12 năm ngoái, trả lời phỏng vấn TBKTSG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng TMCP Phương Nam đang trong quá trình tái cơ cấu và bản chất vấn đề của Phương Nam, như một số tổ chức tín dụng khác, là thanh khoản. Lúc đó, theo Thống đốc, Phương Nam chưa trình phương án tái cơ cấu cụ thể, nên chưa thể nói cách thức tháo gỡ như thế nào. Sau đấy Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với Phương Nam và Phương Nam đã trình đề án tái cơ cấu với đề xuất cho được sáp nhập vào một ngân hàng khác.

Đã từ lâu dư luận đều biết rõ và chính Phương Nam cũng thừa nhận trong bản Báo cáo quản trị công ty chín tháng đầu năm 2013 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là ông Trầm Bê và những người liên quan đang sở hữu hơn 20% cổ phần tại Phương Nam, trong khi Luật các tổ chức tín dụng không cho phép điều này. Giả thiết được đặt ra: ngân hàng mà Phương Nam đề xuất cho phép được sáp nhập vào là ngân hàng nào? Liệu đó có phải là Sacombank?

Theo báo cáo quản trị công ty năm 2013 của Sacombank được đăng tải trên trang web của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, ông Trầm Bê và các con đang nắm giữ tổng cộng 6,51% cổ phần Sacombank. Như vậy ông Trầm Bê và các con đang là cổ đông của hai ngân hàng. Giả sử (xin nhấn mạnh đây là “giả sử”) Phương Nam đề xuất được sáp nhập vào Sacombank, thì đây là phương án khả thi vì nó giải quyết được phần nào câu chuyện sở hữu chéo của cả hai.

Trên giấy trắng mực đen, người mua chỉ đứng tên sở hữu một tỷ lệ nhỏ. Một tỷ lệ khác chia cho nhiều người nắm giữ. Với đà này, sở hữu chéo sẽ ngày càng phức tạp, tinh vi và việc kiểm soát nó đòi hỏi những biện pháp mang tính thực tiễn hơn.

Theo Hải Lý (TBKTSG)

Viết bình luận

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Nhịp sống 10:00

Là đạo diễn sân khấu cho nhiều sự kiện hoành tráng, sôi động nhưng Đức Đỗ tự nhận mình là người sống lowkey (lối sống giản dị, trầm tĩnh). Những chương trình do anh đạo diễn không đơn thuần làm mãn nhãn người xem mà còn luôn ẩn chứa thông điệp sâu sắc.

MSB công bố kết quả kinh doanh Quý 1

MSB công bố kết quả kinh doanh Quý 1

Ngân hàng 09:09

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 ghi nhận sự củng cố ở một số chỉ tiêu nền tảng. Lợi nhuận trước thuế đạt 22,5% kế hoạch năm.

Thẻ tín dụng VIB Family Link sẽ giảm phí, tăng hoàn điểm thế nào từ ngày 27-4?

Thẻ tín dụng VIB Family Link sẽ giảm phí, tăng hoàn điểm thế nào từ ngày 27-4?

Ngân hàng 09:09

Giảm 50% phí thường niên, thay tính năng thưởng Smile thành tích điểm để hoàn tiền đến 10%, tặng kèm gói bảo hiểm cho chủ thẻ, hỗ trợ chi phí giáo dục cho con... là những thay đổi nổi bật dành cho chủ thẻ VIB Family Link kể từ ngày 27-4.

Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Doanh nghiệp 09:09

Amway - thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp - tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp trên bảng xếp hạng Direct Selling News (DSN), đánh dấu cột mốc kỷ lục 12 năm thương hiệu chiếm lĩnh đỉnh cao này.

Đồng hành cùng con chinh phục sức bền

Đồng hành cùng con chinh phục sức bền

Nhịp sống 09:00

Sức bền là yếu tố tiên quyết giúp trẻ có thể tham gia trọn vẹn các hoạt động trong ngày.

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục

Bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục

Doanh nghiệp 08:03

EVN cho biết trong tháng 3 và cả quý I/2024, EVN đã bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Thêm nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động

Thêm nhiều cơ hội việc làm dành cho người lao động

Nhịp sống 08:02

Ngày 26-4, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận tổ chức “Sàn giao dịch việc làm dành cho người lao động (NLĐ), quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trên địa bàn quận Bình Tân năm 2024”.