VnMoney
10/10/2013 09:30

Ôtô Việt Nam đắt đỏ vì thiếu... ốc vít

Làm ăn tại Việt Nam, các công ty Nhật Bản muốn tìm nhà cung cấp linh kiện bản địa nhưng đành “bó tay” do số lượng doanh nghiệp (DN) quá ít, sản phẩm nghèo nàn và chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Họ thậm chí còn phải tìm nhà cung cấp qua danh bạ điện thoại.
 
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ yếu kém, thiếu hấp dẫn đang khiến nhiều nhà đầu tư “đỏ mắt” tìm kiếm nhà cung cấp linh kiện trong nước. Họ vẫn phải nhập khẩu là chính.
 
Sản xuất ô tô tại Khu kinh tế Chu Lai. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
 
Tìm kiếm vô vọng
 
Tại Triển lãm Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa qua, Toyota tham gia với một gian trưng bày các sản phẩm muốn tìm kiếm nhà cung cấp trong các lĩnh vực hàn, dập, đúc, nhựa và các chi tiết cao su. Nhưng mục đích này đã không đạt được và đây là lần thứ 5 liên tiếp Toyota thất bại trong việc tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện thông qua triển lãm.
 
Việt Nam cho đến nay mới chỉ 210 DN tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa...
 
Các DN ô tô đang “lo ngay ngáy” khi Đề án phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang trong quá trình xem xét, phê duyệt đã đưa ra mục tiêu tập trung đẩy mạnh nội địa hóa. Những mẫu xe có tỉ lệ nội địa hóa cao sẽ được ưu đãi lớn. Nhưng tìm đâu nhà cung cấp linh kiện nội địa? Sau gần 20 năm, nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là điểm yếu nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
 
Ông Kinya Okada, Giám đốc bộ phận điều phối ngành máy in laser của Công ty Canon Việt Nam mới đây đã đưa ra lời kêu gọi “nếu ai có thông tin về DN Việt Nam cung cấp được linh kiện điện tử cho Canon, thì hãy thông báo cho chúng tôi”. Tuy nhiên, chẳng có DN Việt Nam cung cấp linh kiện điện tử nào xuất hiện.
 
Các DN Việt Nam sản xuất linh kiện điện tử đến nay vẫn hoàn toàn vắng bóng, hoặc có nhưng không đạt yêu cầu. Lĩnh vực điện tử, dù có tên trong hầu hết các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhiều năm qua, nhưng đến nay ngành sản xuất này của Việt Nam vẫn là con số không.
 
Một DN Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử tại Việt Nam cho biết, từ khâu chuẩn bị đến đi vào hoạt động mất 2 năm và sau đó mất tới 2 năm nữa để tìm kiếm các nhà cung cấp tại Việt Nam nhưng không có, lại phải nhờ đến các DN từ Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật tìm nhà cung cấp linh kiện bản địa suốt thời gian dài nhưng vô vọng vì số lượng quá ít, sản phẩm cũng ít và chất lượng không đạt yêu cầu. Có DN còn phải tìm kiếm nhà cung cấp qua danh bạ điện thoại.
 
Ngay như ngành công nghiệp xe máy, hiện tỉ lệ nội địa hóa đạt mức trên 90% thì số lượng DN Việt Nam tham gia cung cấp linh kiện cũng không nhiều và chỉ làm những sản phẩm đơn giản. Trong số các đơn vị tham gia sản xuất linh kiện cung cấp cho DN xe máy FDI, tới 50% là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, 30% đến từ các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan... DN Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20%. Nếu chia sản xuất linh kiện xe máy làm 2 loại là cứ có thiết bị sẽ làm được và phải có nghiên cứu phát triển, thì các DN Việt Nam chỉ làm được loại thứ nhất, tức là chỉ cần có thiết bị là làm được, còn loại thứ 2 phải có đầu tư cho nghiên cứu phát triển thì không đóng góp được gì, chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng thấp.
 
Mất cơ hội
 
Nhiều DN cho biết mục đích tăng tỉ lệ nội địa không phải để chuẩn bị cho lộ trình hội nhập AFTA vào năm 2018 mà là để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Theo tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), có tới 70% số DN Nhật mong muốn tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam. Tăng nội địa hóa tại Việt Nam rất quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo thời gian cung ứng hàng và nâng cao năng suất.
 
Hiện nguồn cung ứng từ Nhật Bản vẫn chiếm tới 55,3% và các DN Nhật mong muốn giảm tỷ lệ nhập khẩu linh kiện từ Nhật Bản. Nếu không đạt được yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa thì thời gian tới, khả năng cạnh tranh của các DN Nhật Bản tại Việt Nam sẽ rất khó khăn.
 
Theo ông Motonobu Sato - Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV), cần phải tạo ra sự liên kết giữa DN Nhật Bản và Việt Nam để cùng phát triển công nghiệp hỗ trợ, cùng chia sẻ, chuyển giao công nghệ, tuy nhiên chính sách phải tốt và ưu đãi phải hấp dẫn cùng nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng, nếu không sẽ chẳng có cơ hội.
 
Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ là thách thức lớn với Việt Nam khi thời điểm hội nhập AFTA đến gần. Đến 2015 Hiệp định AFTA có hiệu lực và đến 2018 các sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, khi đó DN sẽ tự do hơn về biên giới, về giao dịch kinh tế, họ sẽ cân nhắc xem tìm nơi đầu tư có môi trường thuận lợi để đầu tư và tất nhiên những nơi có công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh như Thái Lan, Indonesia... sẽ được ưu tiên, còn Việt Nam sẽ bị bỏ rơi.
vietvinh
từ khóa :

Viết bình luận

Phòng khám Đa khoa Sysmed Phù Đổng - Đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Phòng khám Đa khoa Sysmed Phù Đổng - Đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Dinh dưỡng – Sức khỏe 10:47

Hiện nay việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, công nhân, học sinh - sinh viên tại các trường học… là hoạt động không thể thiếu của tất cả cơ quan.

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME

ABBANK hỗ trợ gói tín dụng với lãi suất đặc biệt ưu đãi chỉ từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME

Ngân hàng 15:16

Với mục tiêu đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp SME phát triển kinh doanh bền vững, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai chương trình gói tín dụng "Kết nối nhu cầu - Mở rộng giải pháp" với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm và tổng hạn mức của các gói vay lên tới 5.000 tỉ đồng.

Sức bật của Eximbank

Sức bật của Eximbank

Ngân hàng 14:30

Với mong muốn tạo nên bước đột phá trong hành trình phát triển, hướng tới cột mốc 35 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã lên chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, quyết liệt trong việc triển khai chuyển đổi số để đưa Eximbank trở lại vị thế ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị CADIVI

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị CADIVI

Doanh nhân 09:21

Theo thông tin vừa công bố, kể từ ngày 3-5-2024, ông Lê Bá Thọ sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI).

Đoàn truyền thông Việt Nam thăm trụ sở tập đoàn xe điện BYD tại Trung Quốc

Đoàn truyền thông Việt Nam thăm trụ sở tập đoàn xe điện BYD tại Trung Quốc

Doanh nghiệp 21:49

Cuối tháng 4-2024, BYD – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về xe điện đã tiếp đón phái đoàn đại diện truyền thông Việt Nam lần đầu tiên đến tham quan và làm việc tại trụ sở chính tại Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc).

Tập đoàn TTC: Những hành động từ trái tim đến trái tim

Tập đoàn TTC: Những hành động từ trái tim đến trái tim

Doanh nghiệp 21:48

Bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.

Lý do căn hộ The Origami có thể sinh lời ngay sau khi bàn giao

Lý do căn hộ The Origami có thể sinh lời ngay sau khi bàn giao

Dự án mới 17:57

Nằm trong lòng đại đô thị đẳng cấp quốc tế Vinhomes Grand Park, The Origami không chỉ ghi điểm với khách hàng muốn tìm chốn an cư mà với giới đầu tư kinh doanh, đây còn được ví như "mỏ vàng" hiếm có khó tìm vì khả năng sinh lời dồi dào.