xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những người lênh đênh, nhọc nhằn trên biển

Bài và ảnh: NGUYỄN THIÊN DI

LAO ĐỘNG.- Năm 2000, 1.392 thuyền viên đem về gần 11 triệu USD. Thế giới đang có nhu cầu rất lớn về đội ngũ sĩ quan, trong lúc Việt Nam đào tạo còn ít. “Có những ngày lễ, kỷ niệm trọng đại như sinh nhật, 8-3, lòng chúng tôi như lửa đốt. Nhớ lắm, nhưng tàu lênh đênh giữa biển khơi, không liên lạc được để gởi một lời thăm hỏi. Và chúng tôi cũng vậy, cả năm làm việc trên tàu, chỉ một dòng thư thôi, cũng đã là món quà tinh thần quý giá”.

Đại phó Phạm Văn Bính, trưởng đoàn sĩ quan - thuyền viên Việt Nam (gọi chung là thuyền viên – TV) trên tàu Asean Leaders, đã tâm sự như vậy tại buổi họp mặt thường niên giữa Công ty Hợp tác Lao động với nước ngoài phía Nam (Inlaco Saigon) với gia đình TV vào ngày 25-1 tại TPHCM. Qua những tâm sự xúc động tại buổi gặp mặt, người và nghề TV hiện lên rõ nét hơn, đầy nặng nhọc song cũng đầy hấp dẫn.

Những bàn chân trần trên cầu cảng và nỗi nhớ nhà

Công ty Inlaco Saigon là một trong 6 doanh nghiệp trong cả nước thực hiện nghiệp vụ cung ứng TV làm việc trên các tàu nước ngoài. Trong năm 2000, tổng số TV làm việc trên tàu nước ngoài là 1.392, đem về gần 11 triệu USD; vaâ trong năm 2001 Inlaco Saigon có số lượng TV lớn nhất (456 người làm việc trên 43 tàu nước ngoài), đem về gần 4 triệu USD. Thường mỗi hợp đồng kéo dài trên dưới 1 năm, mức lương căn bản của TV khoảng 428 USD/tháng; song nhờ vào các khoản phụ cấp, làm thêm giờ nên thu nhập bình quân của TV khá cao, trên 1.000 USD/tháng, như thủy thủ: 1.125 USD; thợ điện: 1.408 USD; đại phó máy 1: 2.110 USD; thuyền phó- thuyền trưởng: 3.374- 3.650 USD.

Theo đại phó Phạm Văn Bính, làm việc trên tàu nước ngoài là đem lênh đênh, nhọc nhằn đổi ngoại tệ về cho đất nước. Nhưng bù lại, TV được rèn luyện, học hỏi nhiều thứ, từ kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ đến bản lĩnh sống, đối nhân xử thế. Đã lên tàu là phải chấp nhận hy sinh, TV đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, chịu khó tiếp thu, làm việc thật tốt, sinh hoạt lành mạnh. Có những chuyến đi biển dài ngày, những chàng thủy thủ nhớ nhà, nhớ đất liền da diết. Tàu cập cảng, thấy anh em ham công tiếc việc, thuyền trưởng hiểu ý buộc cởi giày, đi chân trần, ‘xua” lên cầu cảng để anh em đỡ nhớ đất liền.

Hậu phương vững chắc, một năm cũng không dài

Nhớ nhà, nhớ quê hương nên với TV, tình cảm hậu phương là quý giá nhất. Người vợ hiền thủy chung, nuôi dạy con cái tốt, hiếu thảo với gia đình và sự quan tâm của công ty đến đời sống, công việc của TV là niềm động viên lớn nhất đối với họ. “Nếu quan tâm nhau, một năm cũng không phải là dài”, anh Bính nói đây là tâm sự chung của tất cả TV và kể về người vợ của mình với niềm tự hào, xúc động: Tôi đang trên tàu, mẹ tôi mất. Vợ tôi chu toàn lo liệu, quán xuyến việc nhà. Với những tình cảm đó, chúng tôi chỉ biết thầm hứa làm việc tốt hơn.

Theo chị Phạm Minh Thảo, cán bộ giảng Trường Trung học Nghiệp vụ thủy sản 2 - vợ của điện trưởng Nguyễn Trung Tín, thì Inlaco Saigon ngày càng làm ăn hiệu quả và quan tâm người lao động. Đôi khi hoặc ở đâu đó người ta mải mê kiếm tiền, dễ quên đi tình cảm thì nơi đây đầy quan hệ ấm áp tình người. Chị tâm sự: “Tôi và hai con (đều là sinh viên) thấu hiểu chồng, cha đang cực nhọc giữa sóng gió biển khơi, sự hy sinh vất vả của chúng tôi không thể sánh bằng. Nên chấp nhận hoàn cảnh nhiều tháng trong năm, nhiều năm trong đời xa vắng nhau mà vẫn thủy chung, sống tốt, làm việc và học tập tốt để chồng, cha yên tâm làm nhiệm vụ”. Một câu chuyện khác: Trên một chiếc tàu TV đang làm việc, có vị thuyền trưởng khó tính, nhiều TV thiếu điều chịu không nổi. Biết chuyện, vợ một TV gởi thư sang, có đoạn: Nếu anh cho phép, em có thể viết thư cho ông thuyền trưởng đó, hy vọng ông ta hiểu để đối xử với mọi người tốt hơn...

Năm 2002 thiếu 335 sĩ quan và 80 thuyền viên

Tại lễ gặp mặt, ông Hà Đức Bàng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải VN - Giám đốc Inlaco Saigon, đã trao đổi giải đáp các thắc mắc, đề nghị của thân nhân TV về những vấn đề liên quan đến công việc, đời sống, quyền lợi TV. Ông Bàng cho biết, điều quan trọng hiện thời là phải hiểu được cơ hội và thách thức: VN có tên trong “danh sách trắng” của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO)- như một sự công nhận về chất lượng đào tạo, huấn luyện của VN; thế giới đang có nhu cầu rất lớn về đội ngũ sĩ quan (đến năm 2010 sẽ thiếu khoảng 46.000 sĩ quan; tại VN năm 2002 thiếu 335 sĩ quan và 80 TV). Trong lúc đó, mỗi năm cả nước chỉ đào tạo thêm khoảng 1.000 sinh viên hàng hải và thời gian cần thiết để trở thành sĩ quan là 5 năm. Bằng nhiều giải pháp: tự đào tạo, gởi đi đào tạo tại Nhật Bản qua tài trợ của Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản, công ty đã đào tạo được hơn 100 sĩ quan TV làm việc tại 13 tàu của Nhật Bản. Bên cạnh các giải pháp trên, để rút ngắn thời gian đào tạo thành sĩ quan, ông Bàng nhắn nhủ các TV dự trữ trong thời gian chờ đợi lên tàu, cách tốt nhất là hãy tranh thủ học thật nhiều, nhất là ngoại ngữ. Ông Bàng hy vọng: Năm 2002, 510 TV làm việc trên tàu nước ngoài sẽ phấn đấu vượt các chỉ tiêu kế hoạch quan trọng và sẽ tiếp tục là năm hoạt động thành công của công ty.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo