xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mẹ = oshin

Theo Phụ nữ Chủ nhật

Mới sinh con chưa đầy tháng, do yêu cầu công việc, chị Bách Hợp- trưởng phòng nhân sự một tập đoàn đa quốc gia (các nhân vật trong bài đã đổi tên) đã phải đi làm lại.

Chuyện nghe từ trung tâm tư vấn…

Từ khi mới cấn bầu, chị đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tìm người trông trẻ. 5, rồi 6 tháng trôi qua, dù chị đã “tinh giản” bớt các yêu cầu tuyển dụng, nhưng vẫn không tìm được người. Mãi đến gần ngày sinh, chị đành chấp nhận thuê một cô gái 16 tuổi, quê ở Gia Lai. Có con đầu lòng nên chị Hợp rất lúng túng, phải tìm mua sách hướng dẫn cách chăm sóc trẻ để đọc và… chỉ lại cho cô giúp việc.

Từ ngày chị đi làm trở lại, gia đình xào xáo liên tục, vì chồng chị cứ buộc chị phải thu xếp công việc , nghỉ thêm vài tháng để chăm sóc con. Bởi nhìn đứa bé cứ khóc ngằn ngặt trên tay cô giúp việc, dưới nền nhà hôm thì sữa chảy lênh láng, bữa thì tã, áo, khăn vứt tứ tung, anh vô cùng ngao ngán.

Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm trong ngày anh trở về nhà vào lúc 7 giờ tối. Nỗi bực vì chị về trễ chưa kịp bùng phát đã biến thành sự hoảng hốt đến cực độ. Đứa bé tím tái, đang nằm bất động trên sàn nhà, bên cạnh cô giúp việc đang khóc rưng rức. Không kịp hỏi gì, anh vội ôm con, ngoắc taxi đến bệnh viện cấp cứu.

Hỏi ra, thấy đứa bé khóc mãi, không biết dỗ làm sao cho nín, cô giúp việc cứ đút bình sữa vào miệng bé. Bé nhả ra, cô bèn có sáng kiến cho sữa vào ly, banh miệng bé ra để… rót! Thấy bé sặc sụa, tím tái, cô chẳng biết làm gì ngoài chuyện khóc theo! Quá trễ, bé đã tử vong, anh tuyên bố ly dị với chị.

Bà Lê Minh Nga- Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình, kể lại một chuyện đau lòng khác xảy ra cách đây vài tháng. Tuấn (14 tuổi) và Thanh (12 tuổi) là hai anh em ruột. Một năm, 2 anh em chỉ được sống trọn vẹn bên bố mẹ đúng một tuần! Do nhu cầu công việc, bố mẹ các em phải đi công tác ở nước ngoài liên tục. Hàng xóm và thầy cô giáo chỉ thấy Tuấn và Thanh được chăm sóc bởi anh tài xế, chị giúp việc và cô gia sư.

Mỗi người làm đúng nhiệm vụ được giao theo giờ giấc quy định của ông bà chủ. Dù được cơm bưng nước rót, lo lắng đầy đủ về mặt vật chất nhưng Tuấn và Thanh luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Để bù đắp những khoảng trống, hai anh em tìm đến với sách đen, phim xấu do bị bạn bè rủ rê và hậu quả là cả hai đã… quan hệ tình dục với nhau!

Tìm đến chuyên viên tư vấn tâm lý, bà Thu Hồng (giám đốc một công ty chuyên về kinh doanh hàng nội thất) vừa khóc vừa kể về sự bất lực trước đứa con trai mới 8 tuổi. Cậu bé trước đây rất ngoan, hiền lành và vô cùng nhút nhát. Vậy mà bây giờ, cậu bé không chịu ăn cơm, nếu người giúp việc (lớn tuổi hơn mẹ cậu) dọn trễ hoặc thức ăn không ngon! Quá quắt hơn, mỗi khi đến giờ cơm, cậu bắt người giúp việc phải làm giống y như trong phim đời xưa: đứng quạt cho cậu ăn, không được ăn cùng, nói chuyện phải “thưa, bẩm”…

Thực trạng cần báo động

Đó là lời của tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy về tình trạng các bậc cha mẹ cứ giao con gần như 24/24 cho người giúp việc. Quá trình khôn lớn của trẻ em rất cần sự quan tâm, chăm sóc trực tiếp của bố mẹ. Nếu nhu cầu tình cảm này được đáp ứng trẻ sẽ cảm thấy an toàn, tự tin vì không bị mất chỗ dựa.

Giao phó con cho người giúp việc trong phần lớn thời gian sẽ có những bất lợi: Người ấy không đủ kiến thức, sự hiểu biết để hiểu hết tính ý của trẻ, thiếu (hoặc không có) phương pháp nuôi dạy trẻ đầy đủ, khoa học. Một người lạ không thể thay thế cha mẹ. Đứa bé thường xuyên có cảm giác bị bỏ rơi, sinh ra ức chế và tìm sự che chở ở những người xa lạ. Kiến thức xã hội hạn chế, trông trẻ chỉ là công việc mưu sinh, nên người giúp việc chỉ đáp ứng một phần về sự đảm bảo an toàn thể chất cho trẻ, và rất hạn chế về yếu tố chăm sóc tinh thần.

Tiến sĩ Đinh Phương Duy khẳng định: Tâm lý của một đứa trẻ hình thành bởi nhiều con đường- trong đó có sự học hỏi từ những người ở cạnh bên. Người giúp việc dù giỏi, gia sư dù có trình độ nhất định, nhưng họ không phải là bố, mẹ, nên tình yêu thương dành cho bé chỉ dừng ở “phạm vi” coi chừng đứa trẻ!

Vì vậy, nhất thiết bố mẹ phải cố gắng sắp xếp để có thời gian gần gũi con- ít nhất là sau giờ ăn tối, phải có sự thỏa thuận phân công xen kẽ, không có mẹ thì cần có bố ở bên cạnh. Trường hợp đặng chẳng đừng, không thể ở bên con, thì bố mẹ phải linh động trò chuyện với con bằng điện thoại, để bé yên tâm vì thấy mình được quan tâm. Cha mẹ nên tạo điều kiện gần gũi, vui đùa với con để chúng không có cảm giác đơn độc!

Sự gần gũi, tình thương yêu của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo