Nơi ấy có khu tưởng niệm các liệt sĩ biên phòng đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới Tây
Từ trạm 27 đến Đồn biên phòng Xa Mát
Ngày 27-1-1973, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) VN đã có quyết định thành lập đồn biên phòng đầu tiên tại biên giới Tây Nam, mà trước đó là trạm biên phòng miền Nam. Trạm biên phòng 27 ra đời với danh nghĩa là cửa khẩu quốc tế đầu tiên của MTDTGPMN, mở cửa biên giới để đón tiếp các vị khách mời tham dự hội nghị 4 bên, các hội nghị của lực lượng hòa giải dân tộc, các cuộc trao đổi tù binh và hân hoan chào đón bạn bè quốc tế đặt chân tới vùng giải phóng. Sau ngày 30-4-1975, đất nước độc lập và thống nhất, trạm biên phòng 27 của MTDTGPMN được bàn giao cho Bộ Chỉ huy Công an vũ trang Tây Ninh quản lý và chính thức trở thành đồn biên phòng cửa khẩu Xa Mát, một trong những đồn cửa khẩu quốc gia quan trọng trên tuyến biên giới Tây Nam.
Năm 1978 khi chiến tranh biên giới Tây
Ngày 16-11-1978, đồn biên phòng Xa Mát đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang và Huân chương Quân công hạng ba và 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.
Gần 30 năm qua, đồn biên phòng Xa Mát liên tục phấn đấu giữ vững danh hiệu anh hùng, xây dựng được phòng tuyến nhân dân vững chắc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia. Đồn biên phòng anh hùng Xa Mát ngày nay còn nằm trên trục lộ chính đi vào Khu Di tích Lịch sử căn cứ Trung ương Cục Miền Nam đang được tôn tạo và mở rộng để chào đón đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến tham quan.
Nhưng tiếc thay, nhiều đoàn du khách qua lại nơi đây đều không biết hoặc không được giới thiệu về một đồn biên phòng anh hùng ở nơi cuối trời Tây Nam này.
Nhân chứng của những tháng ngày anh hùng
Mặc dù là một cửa khẩu biên giới quốc gia, hằng ngày có hàng trăm lượt người, xe qua lại, nhưng Xa Mát vẫn chưa xây dựng được một trạm kiểm soát bề thế, xứng mặt “phương diện quốc gia”.
Phía trước trạm kiểm soát là ngôi nhà gạch với vài ba chiếc lều mái tôn cùng một cây chắn đường đơn sơ như thời chiến... Ít ai nghĩ rằng, đây vẫn là nơi làm việc của các cơ quan liên hợp giữa hai quốc gia như biên phòng, công an cửa khẩu, hải quan, kiểm dịch... Lui vào trong một chút là trụ sở đồn Xa Mát với 3 dãy nhà tôn nhỏ, thấp khiêm tốn nép mình sau một vườn cây lác đác cỏ hoa. Cạnh đồn, ngay bên quốc lộ là khu tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh. Giữa một vùng biên giới mênh mông vậy mà khu tưởng niệm chỉ rộng vài chục mét vuông, nền gạch lát cũ, vỡ lổn nhổn, bia đá ghi công thấp bé, bát hương nhỏ xíu đặt sát đất.
Theo trung tá Dương Quang Đạt, chính trị viên đồn Xa Mát, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội tới đây thăm, ai cũng xúc động và đều trồng cây lưu niệm. Nhưng hầu như những cây này không còn nữa vì không có kinh phí và cũng không có ai chăm sóc.
Quê Dương Quang Đạt ở Kinh Môn - Hải Dương. Tháng 6-1977, Đạt nhập ngũ vào Công an vũ trang Quảng Ninh, tháng 10-1977, được bổ sung thẳng vào đồn biên phòng Xa Mát. Ngay chiều 20-10-1977 vừa đặt chân tới đồn, Đạt đã trực tiếp tham gia chiến đấu chống bọn diệt chủng Pol Pot trong cương vị A phó hỏa lực. Sau một tuần, anh được phong là A trưởng cùng 7 chiến sĩ xông ra cắm chốt ở điểm Cầu Ván, Bãi Bằng. Chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Sau đó anh lại được bổ sung vào tuyến phòng thủ của đồn, tham gia các trận chiến khốc liệt kéo dài 5 tháng...
Năm 1989, Đạt được cử giữ chức vụ đồn phó, chính trị viên trưởng... Với Đạt, có lẽ vì có nhiều kỷ niệm với đồng đội trên mảnh đất này nên cứ gắn bó gần như duyên nợ.
Gần 30 năm sống chết với mảnh đất này, anh không thể quên bao kỷ niệm buồn vui. Tâm sự với tôi, anh chỉ có một ước nguyện làm sao ghi lại được những trang sử đầy máu và nước mắt ở đây. Bởi đồng đội ngày đó của anh thì về hết rồi và... chết cũng gần hết rồi.
Đó là ước mơ chính đáng, nhưng với Đạt cũng chỉ là giấc mơ, vì không có tiền và cũng không biết kêu ai!
Tôi im lặng, thông cảm với Đạt và thầm nghĩ: Vậy ai là người có trách nhiệm? Phải chăng bên cạnh sự quan tâm của các cơ quan lãnh đạo cấp trên còn là trách nhiệm của những người còn sống, đang được hưởng hòa bình, hạnh phúc, ấm no.
Bình luận (0)