xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để dân tin, phải hiểu dân và tận tình vì dân

PHẠM KHIẾT

DÂN VẬN.- Một khu phố nghèo nhờ vận động tốt nên cơ sở hạ tầng đã khang trang. Trong 3 năm người dân đóng góp 1,3 tỉ đồng

Chúng tôi trở lại khu phố 3, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh- TPHCM sau cơn mưa kéo dài hơn 2 giờ. Năm năm trước, chúng tôi đã đến khu phố này cũng sau một cơn mưa và đã phải quay về do xe bị ngập nước chết máy. Còn lần này, những con đường trong khu phố đã được nâng cấp khang trang. Để có được như bây giờ là nhờ chi bộ và các đoàn thể trong khu phố biết cách vận động người dân tham gia giải quyết những công việc ở cộng đồng dân cư.

Điều dân muốn, Đảng phải hiểu

Khu phố này có 750 hộ thường trú và 129 hộ tạm trú dài hạn (KT3). Đây là khu vực lòng chảo nên mỗi khi mưa đều ngập nước. Năm 1997, bức xúc trước tình hình này, ban chủ nhiệm khu phố cùng với các đoàn thể ở đây họp bàn biện pháp “tự cứu mình”. Vấn đề được đặt ra là vốn, má Hai Văn Nghệ kể lại: Khu phố 3 là khu phố nghèo và phần lớn đều lao động kiếm sống qua ngày, nên khi chi bộ chủ trương mở cuộc vận động cùng góp sức sửa sang đường sá có nhiều người ngán ngại. Anh Nguyễn Văn Hữu, thường gọi là Út Một- người tham gia từ đầu cuộc vận động xây dựng khu phố- bộc bạch: “Nói thật với nhà báo, những ngày đầu đi vận động “phê” lắm. Có không ít trường hợp nhà có xe hơi nhưng khi khu phố đi vận động để sửa sang đường hẻm, thì vợ bảo rằng phải chờ chồng về mới giải quyết được. Nhưng khi gặp được cả hai vợ chồng thì họ chỉ đóng góp 20.000 đồng!”. Trước thực tế đó, chi bộ khu phố kiên trì thuyết phục, bởi hơn ai hết những đảng viên trong chi bộ đều hiểu rằng nếu để khu phố lầy lội trong mùa mưa và đầy rác trong mùa nắng là điều không thể chấp nhận được. Với quyết tâm đó, 25 đảng viên trong chi bộ cùng các thành viên đoàn thể, quần chúng hàng đêm đi đến từng nhà dân để vận động, mỗi người trong khu dân cư người ít, kẻ nhiều đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở của khu dân cư. Kết quả: Sau 3 năm, số tiền vận động lên đến 1,3 tỉ đồng và 12 con đường lớn, nhỏ trong khu phố đều được nâng cấp, tráng sửa khang trang.

Có thấy mới tin

Bà Tạ Thị Mơ, Bí thư Chi bộ khu phố 3, rút ra bài học kinh nghiệm như vậy khi nói về công tác dân vận ở khu phố. Khi bắt đầu vận động cư dân đóng góp cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng của khu phố, nhiều người đã dửng dưng, đứng ngoài cuộc. Nhưng khi các con đường bắt đầu được thi công, thì lập tức tiến độ đóng góp của bà con nhanh hơn. Ông Hồ Tâm Hiệp, phó ban chủ nhiệm khu phố, nói: “Để vận động bà con tham gia lo chuyện phố phường, điều trước hết cần phải chú ý đó là phải chăm lo đời sống cho người dân, nhất là các đối tượng chính sách, gia đình liệt sĩ, neo đơn khó khăn”. Ông Lê Tấn Sánh bổ sung: “Tôi về hưu đã nhiều năm và hiện phụ trách chi hội phụ lão, sở dĩ tôi nói các cụ đồng ý là vì tôi đang lo hậu sự cho các cụ. Những năm qua, chi hội phụ lão khu phố đã giúp 8 áo quan cho các cụ có hoàn cảnh khó khăn và chi hội đã hợp đồng cụ thể với các chùa để giải quyết vấn đề này mà không phải tốn đồng nào”. Bên cạnh đó, chi hội phụ lão còn vận động bà con mua 1 nhà tiền chế (6m x 8m) để gia đình hội viên nào khi có người mãn phần cần đến thì chi hội sẵn sàng cho mượn. Anh Nguyễn Văn Hữu kể: Nhớ lại 5 năm trước mới thấy sức dân là to lớn, toàn bộ đường sá trong khu phố đều đầy ắp ổ gà, ổ voi, con kênh dân đào phía sau khu phố bị ô nhiễm nặng vì chất thải. Có lần, bà con trong khu phố tìm cách nạo vét và bị phỏng nặng do kênh đã bị ô nhiễm hóa chất. Bây giờ, mọi việc đã khác xa, bà con trong khu phố chung sức chung lòng gìn giữ vệ sinh môi trường, an ninh trật tự. Nhờ đó, 3 năm liền khu phố được công nhận là khu phố văn hóa.

Tiếng kẻng văn hóa

Đi một vòng trong khu phố, chúng tôi thấy tại các ngã ba, ngã tư đều treo một cái kẻng. Ông Lê Tấn Sánh cho biết: Cứ 19 giờ, là các kẻng này được các anh em dân phòng đánh lên; báo hiệu giờ các em học sinh phải vào nhà ôn bài, không được la cà ngoài đường. Liên tục 5 năm qua, toàn khu phố không có em nào trong độ tuổi đến trường bỏ học. Tuy nhiên, bà Tạ Thị Mơ cũng có trăn trở: Trong khu phố còn một số em vốn là dân nhập cư, hàng ngày vẫn phải bươn chải kiếm sống, nên khu phố liên tục duy trì 2 lớp học tình thương. Và để duy trì các lớp học này, khu phố cũng phải đi vận động các mạnh thường quân hỗ trợ. Ông Võ Thanh Khiết, giáo viên phụ trách các lớp học này, cho biết: “Thời gian lao động của các em trong ngày quá dài, nên việc tiếp thu bài vở rất khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn kiên trì dạy để các em biết chữ. Hiện hai lớp học trên có 18 em theo học”. Một điều không thể không nói tới là khu phố có văn phòng làm việc riêng với khuôn viên 44m2, cũng do công tác vận động mà có. Tại đây, mọi yêu cầu của người dân được giải quyết kịp thời, từ những vấn đề về an ninh trật tự đến các công việc liên quan đến dân sinh. Cho nên, có thể khẳng định: Để dân tin, phải biết hiểu dân, tận tình, vì dân và biết vận động dân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo