Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học công nghệ (Sở KH-CN-MT), thành viên của HĐKH, than thở: “Đề tài này nghiên cứu theo dạng quá kinh điển. Các giải pháp đưa ra không sai, nhưng khó khả thi...”. Cũng như vậy, đề tài “Di dân tự do tại TPHCM: Thực trạng và giải pháp quản lý” do một đơn vị TP thực hiện và cũng đã được nghiệm thu vào cuối tháng 11-2002, các tác giả đề tài lại đưa ra cùng lúc đến 4 giải pháp và 15 đề xuất. “Nhìn vào các giải pháp và đề xuất “đồ sộ” này không biết sẽ phải làm cái gì trước, cái gì sau...”, một cán bộ ở Sở LĐ-TB-XH, thành viên trong HĐKH, nhận xét.
Vào cuối tháng 11-2002 vừa qua, HĐKH đã dứt khoát không đồng ý cho thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý nước rò rỉ ở bãi rác Đông Thạnh” do một hội nghề nghiệp đăng ký. Lý do được nêu ra là các thông số kỹ thuật, phương án thực hiện chưa được thuyết phục, không đảm bảo thành công. GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết trong năm 2003 các đề tài nghiên cứu cần phải được “siết” chặt hơn. Cụ thể, các đề tài phải có được địa chỉ và kế hoạch ứng dụng, mới được xét duyệt cấp kinh phí nghiên cứu. GS-TS Nguyễn Thiện Nhân cũng đề ra chỉ tiêu, trong năm 2003 bắt buộc phải đạt 90% các đề tài sau khi được nghiệm thu, chậm nhất là 6 tháng phải được ứng dụng vào thực tiễn.
Bình luận (0)