Ai được chủ trì họp xử lý kỷ luật?

Nguyễn Thanh Vân (quận Thủ Đức, TPHCM) hỏi: "Mới đây, tôi bị xử lý kỷ luật hình thức sa thải và quyết định sa thải do giám đốc công ty ký. Tuy nhiên, trong cuộc họp xử lý kỷ luật giám đốc công ty không có mặt mà ủy quyền cho trưởng phòng nhân sự, người được ủy quyền ký HĐLĐ với tôi, chủ trì. Công ty làm như vậy là đúng hay sai?".


Ai được chủ trì họp xử lý kỷ luật? - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Theo quy định, trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết HĐLĐ thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết HĐLĐ tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp. Người được ủy quyền giao kết HĐLĐ có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động khác thì sau khi kết thúc cuộc họp, người được ủy quyền có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, đề nghị người sử dụng lao động xem xét, ra quyết định. Như vậy, ở trường hợp trên, trưởng phòng nhân sự có quyền chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.