Đảng viên đi XKLĐ vẫn được bảo đảm quyền lợi chính trị
Đảng viên đi xuất khẩu lao động sẽ sinh hoạt Đảng tạm thời ở tại Ban Cán sự Đảng ngoài nước
Thời gian qua, Văn phòng Đại diện Báo Người Lao Động tại Hà Nội nhận được phản ánh của người lao động (NLĐ) về việc là đảng viên nhưng khi xin đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), họ bị buộc phải làm đơn xin ra khỏi Đảng mới được xác nhận các thủ tục làm hồ sơ. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo NLĐ đã phỏng vấn ông Lương Đức Long – Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ – Đào tạo, Cục Quản lý lao động với nước ngoài (QLLĐVNN).
Phóng viên: Theo phản ánh của NLĐ ở một xã thuộc tỉnh Hải Dương, để được xác nhận hồ sơ đi XKLĐ, Đảng ủy xã đã yêu cầu họ phải làm đơn xin ra khỏi Đảng. Điều này có đúng với quy định của Đảng không?
- Ông Lương Đức Long: Tôi xin khẳng định ngay rằng điều đó hoàn toàn trái với quy định của Đảng. Hiện nay, XKLĐ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc thực hiện chủ trương này là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các bộ, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương. Ngay từ năm 1996, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã có Quy định số 17–QĐ/TW quy định nhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài. Tiếp theo đó, Ban Tổ chức Trung ương Đảng cũng đã có hướng dẫn số 01-HD/TCTW để thực hiện Quy định số 17. Và mới đây nhất, ngày 17-5-2002, Ban Cán sự Đảng ngoài nước (CSĐNN) có công văn số 298-CV/BCSĐNN yêu cầu các cấp ủy cơ sở quản lý đảng viên khi ra nước ngoài. Đảng ủy Cục QLLĐVNN đã có văn bản số 08 ngày
Vậy để đảm bảo quyền lợi chính trị của mình, đảng viên khi đi XKLĐ phải làm gì?
- Theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, trách nhiệm của đảng viên trước khi ra nước ngoài phải báo cáo với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đó sinh hoạt và công tác về nhiệm vụ, mục đích, thời gian ra nước ngoài và khi về nước phải báo cáo kết quả chuyến đi. Tiếp đó phải chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời từ cấp ủy cơ sở đến Ban CSĐNN. Nếu đảng viên đến những nước chưa có tổ chức đảng và cơ quan đại diện thì Ban CSĐNN sẽ trực tiếp hướng dẫn, quản lý sinh hoạt đối với những đảng viên này. Khi người lao động hoàn thành nhiệm vụ trở về nước, Ban CSĐNN nếu xem xét thấy đảng viên đó còn giữ gìn được tư cách đảng viên thì có trách nhiệm làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng cho các đảng viên đó về nơi cư trú.
Để thực hiện các thủ tục trên, NLĐ phải tìm đến địa chỉ nào?
- Hiện nay, Ban CSĐNN có trụ sở để giải quyết việc chuyển sinh hoạt Đảng cho đảng viên. Ở các tỉnh phía Bắc tại 78 Phan Đình Phùng – Hà Nội và ở các tỉnh phía
Thưa ông, hiện nay tình hình đảng viên tham gia XKLĐ như thế nào và công tác quản lý họ ra sao?
- Đảng viên tham gia XKLĐ hiện nay chưa nhiều. Tuy nhiên, khi chủ trương đẩy mạnh XKLĐ được thực hiện tốt thì số lượng đảng viên tham gia hoạt động này cũng sẽ tăng lên. Trong khi đó, ở một số thị trường có đông lao động VN, việc tổ chức sinh hoạt và quản lý đảng viên cũng chưa được tổ chức tốt. Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất với lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH để đề nghị Ban CSĐNN giao trách nhiệm cho tổ chức Đảng của các doanh nghiệp làm XKLĐ quản lý, tổ chức sinh hoạt Đảng cho người lao động là đảng viên mà các doanh nghiệp đó đưa đi. Chỉ có như vậy thì quyền lợi chính trị của các người lao động là đảng viên mới được bảo đảm.
Xin cảm ơn ông!