Dành ít nhất 20% nội dung tuyên truyền về công nhân, Công đoàn

Chiều 10-1, ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ký ban hành chỉ thị của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn (CĐ) trong tình hình mới”

 

Đội ngũ biên tập viên, phóng viên  Báo Người Lao Động trong giờ làm việc

Đội ngũ biên tập viên, phóng viên Báo Người Lao Động trong giờ làm việc

Ngoài bám sát sự chỉ đạo, định hướng của cơ quan chủ quản, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, giữ vững và phát huy truyền thống để không ngừng nâng cao vị thế. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, xuất bản phải thường xuyên nghiên cứu cải tiến hình thức thể hiện, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, chú trọng đi sâu phản ánh tình hình đời sống, việc làm, thu nhập, tâm tư, nguyện vọng của CNVC- LĐ, nhất là công nhân trong KCX-KCN và các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Đặc biệt, báo chí CĐ phải dành ít nhất 20% nội dung tin, bài trên mỗi ấn phẩm chính để tuyên truyền, phản ánh về tình hình đoàn viên, người lao động, phong trào CNVC-LĐ, hoạt động CĐ.

 

Báo Người Lao Động là món ăn tinh thần không thể thiếu của đội ngũ CNVC-LĐ TP HCM
Báo Người Lao Động là món ăn tinh thần không thể thiếu của đội ngũ CNVC-LĐ TP HCM

Hiện hệ thống báo chí, xuất bản CĐ có 1 nhà xuất bản, 5 báo in, hơn 70 tạp chí và bản tin, hơn 40 báo điện tử và trang thông tin điện tử CĐ các cấp.