Đi phí cao, về thiếu việc
Chi phí xuất cảnh cao nhưng khi về nước lại thiếu việc làm, thu nhập thấp là nguyên nhân dẫn đến nhiều lao động sang Nhật Bản bỏ trốn, ở lại làm việc
"Phía Nhật Bản cần có biện pháp tăng cường giám sát đối với các nghiệp đoàn, xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam, tránh cạnh tranh không lành mạnh, làm tăng chi phí của TNS...”. Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab - thuộc Bộ LĐ-TB-XH), phát biểu như vậy tại hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động phái cử và tiếp nhận TNS Việt Nam sang Nhật Bản”, do Dolab phối hợp với Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (Jitco) tổ chức ngày 10-9, tại TP HCM.
Ngăn lạm thu, đội phí

Phải tạo việc làm bền vững
Việt Nam đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình thực tập kỹ năng từ năm 1992. Đến nay, 131 DN phái cử đã cung ứng hơn 40.000 TNS. Số lượng TNS sang Nhật Bản tăng đều trong những năm qua: năm 2011 là 6.985 người, tăng lên 8.000 người vào năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, con số này đạt 5.670 người. Hiện trên 20.000 TNS đang tu nghiệp và làm việc theo hợp đồng, thu nhập bình quân 1.000 USD/người/tháng. Ông Tsuzuki Kensuke cho biết các nghiệp đoàn, xí nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng tăng tuyển dụng TNS Việt Nam. Jitco và Bộ LĐ-TB-XH cũng đặt chỉ tiêu đưa 10.000 TNS sang Nhật Bản/năm.
Bên cạnh thống nhất thúc đẩy hợp tác, một nội dung khác được hội thảo tập trung thảo luận là chính sách hậu XKLĐ. Ông Nishikawa, đại diện Hiệp hội Chấn hưng DN nhỏ và vừa Yodogawa (TP Osaka), cho biết trong số 240 DN thành viên, rất nhiều DN rất muốn nhận TNS Việt Nam và bày tỏ mong muốn sẽ sử dụng họ ở các nhà máy, DN đầu tư tại Việt Nam. “Phần lớn TNS qua tiếp xúc họ rất băn khoăn về việc làm sau khi về nước. Do vậy, Chính phủ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách để thu dụng TNS trở về” - ông Nishikawa nói.
Hợp tác đào tạo lao động ngành điện hạt nhân Ông Nguyễn Gia Liêm, tham tán, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết cùng với việc mở rộng các chương trình hợp tác lao động với Nhật Bản, các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam sẽ vận động và đề nghị chính phủ Nhật Bản, các nhà máy điện Nhật Bản tiếp nhận, đào tạo TNS Việt Nam ở lĩnh vực xây dựng, xử lý, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân; hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân. “Nếu việc hợp tác này được triển khai, chúng ta sẽ có đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy điện hạt nhân trong nước trong tương lai” - ông Liêm nói. |