DN tham gia thỏa ước không xảy ra tranh chấp

Bộ LĐ-TB-XH sáng 24-2 đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả bước đầu về thương lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành, nhóm doanh nghiệp (DN).

 

 

Tham gia thỏa ước ngành là cơ hội để doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động
Tham gia thỏa ước ngành là cơ hội để doanh nghiệp ổn định quan hệ lao động

Sau 3 năm triển khai thí điểm TƯLĐTT ở ngành dệt may, đã có 100 DN tham gia với 136.200 lao động. Đánh giá bước đầu, phần lớn DN tham gia TƯLĐTT không xảy ra tranh chấp và ít biến động lao động. Nhiều DN điều chỉnh mức lương thấp nhất cho người lao động đã qua đào tạo nghề cao hơn tối thiểu 10% so với lương tối thiểu vùng; thu nhập tối thiểu của công nhân đạt bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Tại hội thảo, Công đoàn ngành dệt may kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH sớm có thông tư hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị định 49/2013/NĐ-CP trong chuyển đổi thang, bảng lương, mức đóng, hưởng BHXH, tránh phát sinh tranh chấp.