Tổ chức Công đoàn là của người lao động

Đây là đề xuất của các đại biểu tại hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do LĐLĐ quận Tân Bình - TPHCM tổ chức chiều 22-2.

Các đại biểu cho biết nên sửa đổi điều 10 là tổ chức Công đoàn (CĐ) của người lao động nói chung chứ không phải của riêng giai cấp công nhân. Nhiều đại biểu cũng đề xuất trong phần lời nói đầu “Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử” thì cụ thể bao nhiêu năm, nên nói rõ ràng, không nên định tính trong Hiến pháp.

Các đại biểu cũng đề xuất tại điều 40 nói về các hành vi nghiêm cấm đối với trẻ em, nên thêm vào “hành vi buôn bán trẻ em” vì hiện tượng này cũng rất nhiều. Hiến pháp sử dụng nhiều từ “mọi người”, “công dân”, “cá nhân”, theo các đại biểu nên thống nhất dùng từ “công dân” vì người nước ngoài ở Việt Nam đã có luật pháp điều chỉnh, còn Hiến pháp thì dành riêng cho công dân Việt Nam.

* Chiều cùng ngày, hơn 30 cán bộ CĐ đã tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp do LĐLĐ quận 1 - TPHCM tổ chức. Đại biểu đã góp ý về những nội dung quan trọng như: Lời nói đầu, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ Tổ quốc… Trong đó, nhiều cán bộ CĐ đã có ý kiến bổ sung cho điều 10 về hệ thống CĐ Việt Nam trong dự thảo Hiến pháp là Nhà nước tạo điều cho CĐ Việt Nam hoạt động nhằm bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động