Đổi mới cơ chế tài chính cho dạy nghề

(NLĐ)- Ngày 12-10, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận về chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, cần phải tạo ra chuyển biến mạnh mẽ với sự đổi mới toàn diện về công tác dạy nghề, bao gồm cả đổi mới tư duy và cách xây dựng chính sách về đào tạo nghề, trong đó đổi mới cơ chế tài chính cho dạy nghề, tính đúng, tính đủ chi phí cho dạy nghề.

Đồng thời, phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề gắn với số lượng (theo ngành, địa phương) phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh các cơ sở dạy nghề chất lượng cao, đào tạo nghề mũi nhọn, cần có những cơ sở dạy nghề cho nông dân, người lao động ở thành thị.


Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng chỉ đạo cần có các giải pháp liên quan đến bảo đảm chất lượng đào tạo, như phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề.