Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32

(NLĐO) - TP HCM triển khai thu phí vỉa hè, giúp hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động hợp pháp, góp phần tạo trật tự, mỹ quan đô thị và tăng nguồn thu ngân sách.

TP HCM triển khai đề án khai thác giá trị lòng đường, vỉa hè nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện mỹ quan đô thị.

Việc thí điểm thu phí sử dụng vỉa hè tại một số tuyến đường tạo sự đồng thuận, giúp hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoạt động hợp pháp, tránh tranh chấp.

Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 1.

Vỉa hè trên đường Chu Mạnh Trinh từ khi triển khai thu phí trở nên gọn gàng, ngăn nắp

Trên đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, vỉa hè trở nên nhộn nhịp hơn từ khi thu phí, với các quán ăn, cà phê, tiệm bánh mì hoạt động ngay hàng thẳng lối.

Bà Trần Thị Kim Liên, một hộ kinh doanh, cho biết việc thu phí giúp bà yên tâm buôn bán, không lo bị "đuổi" hay phải dọn dẹp bất ngờ. Tương tự, ông Phạm Văn Trung, chủ nhà hàng trên đường Lê Thánh Tôn, cho rằng thuê vỉa hè để giữ xe giúp khách thuận tiện hơn, giảm chi phí gửi xe.

Không chỉ quận 1, quận 10 cũng triển khai mô hình này. Trên đường Ngô Gia Tự, phường 4, nhiều hộ kinh doanh đánh giá cao việc thuê vỉa hè. Chị Nguyễn Thị Sinh, chủ tiệm nội thất, cho biết việc đăng ký sử dụng 4m² vỉa hè với giá 100.000 đồng/m² giúp chị có thêm không gian trưng bày sản phẩm.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Công chánh TP HCM, sau một năm triển khai, số tiền thu được từ phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè đạt khoảng 7 tỉ đồng.

Trong đó, 2,5 tỉ đồng thu từ các hoạt động công cộng như trạm xe đạp, trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt; 4,5 tỉ đồng thu từ kinh doanh dịch vụ, trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng tại các quận 1, 3, 4, 8, 10 và 12. Việc thu phí nhận được sự đồng thuận từ người dân, góp phần bảo đảm trật tự giao thông, mỹ quan đô thị.

Vỉa hè TP HCM "thay da đổi thịt" sau thu phí - CLIP: NGỌC QUÝ

Tuy nhiên, một số khu vực vẫn tồn tại tình trạng lấn chiếm vỉa hè, sử dụng sai mục đích, chưa có phương án bảo đảm lối đi cho người đi bộ. Mức xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe.

Để phù hợp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 165/2024, UBND TP HCM giao Sở Giao thông Công chánh phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu bãi bỏ Quyết định 32/2023 trong tháng 4-2025.

Theo Nghị định 165, từ đầu năm nay, các hoạt động sử dụng vỉa hè để kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa, đặt công trình tạm, công trình tiện ích giao thông công cộng sẽ không được phép. Các hành vi được phép gồm: đỗ xe hai bánh không thu phí, tổ chức tang lễ, đám cưới, hoạt động văn hóa, thể thao, trung chuyển vật liệu, trông giữ xe có thu phí, trung chuyển rác thải sinh hoạt…

Dù vậy, một số hoạt động phù hợp thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Nghị định 165 có thể được xem xét triển khai theo quy định của chính phủ về quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. UBND TP HCM kiến nghị Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM xây dựng đề án khai thác này.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, các quận 1, 10 vẫn tiếp tục thu phí sử dụng vỉa hè để tránh ảnh hưởng đến trật tự đô thị. Khi có hướng dẫn mới từ thành phố, việc thực hiện sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Loạt vỉa hè TP HCM "thay da đổi thịt":

Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 3.

Trên đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, vỉa hè trở nên nhộn nhịp hơn từ khi thu phí, với các quán ăn, cà phê, tiệm bánh mì hoạt động ngay hàng thẳng lối

Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 4.
Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 5.
Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 6.

Sở Giao thông Công chánh TP HCM cho biết sau một năm triển khai, số tiền thu được từ phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè đạt khoảng 7 tỉ đồng

Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 7.
Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 8.
Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 9.

Vỉa hè trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 đang được cải tạo

Hình ảnh vỉa hè TP HCM trước ngày chấm dứt quyết định 32- Ảnh 10.

Trên đường Ngô Gia Tự, phường 4, quận 10 nhiều hộ kinh doanh đánh giá cao việc thuê vỉa hè

Vỉa hè ven sông Đà Nẵng có lối đi riêng xe đạp, nhà vệ sinh chuẩn ASEANVỉa hè ven sông Đà Nẵng có lối đi riêng xe đạp, nhà vệ sinh chuẩn ASEAN

(NLĐO) – Dự án với tổng vốn hơn 44,2 tỉ đồng tạo điểm nhấn về cảnh quan đô thị Đà Nẵng phía bờ Tây sông Cẩm Lệ.