Atacama, vùng sa mạc cổ nhất thế giới
Một vùng đất khô cằn nơi nước không chảy từ ít nhất 25 triệu năm, nơi các trầm tích nằm dưới lòng một con sông cổ chưa được phát hiện từ 120.000 năm. Đó là sa mạc Atacama, phía Bắc Chile ở Nam Mỹ.
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Tibor Dunai và các cộng sự thuộc trường đại học Vrije ở Amsterdam (Hà Lan), Atacama là vùng sa mạc cổ nhất hành tinh.Tiến sĩ Dunai giải thích tại hội nghị thuộc Hiệp hội Địa vật lý Mỹ ở San Francisco rằng, các điều kiện cực kỳ khô cằn đã tồn tại ở Atacama trong ít nhất 25 triệu năm, tức lâu hơn nhiều so với sa mạc Namibia ở châu Phi hoặc các thung lũng hoang mạc của vùng Nam Cực (khoảng 10 triệu năm).
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Dunai đã định tuổi của các trầm tích ở sa mạc Atacama nhờ đo một chất đồng vị của neon nhằm tìm hiểu xem chúng có trải qua một sự xói mòn hay không. Ở một số nơi, các nhà địa vật lý đã phát hiện những trầm tích vẫn không thay đổi trong gần 40 triệu năm.
Dưới lòng một con sông, các trầm tích không tiếp xúc với nước từ 120.000 năm. Theo các nhà nghiên cứu, thỉnh thoảng có vài giai đoạn ẩm ướt, trùng hợp với các giai đoạn thay đổi khí hậu.
Người ta đã hiểu vì sao sa mạc Atacama là khu vực ưu tiên để đặt các đài quan sát thiên văn lớn như đài quan sát Very Large Telescope hay để thử nghiệm các robot sẽ thám hiểm sao Hỏa.