Dược liệu quý hiếm biến mất
Việc khai thác kiểu tận diệt cùng với những cơn “sốt” cây thuốc xáo tam phân, cây cà gai leo… vừa qua khiến nhiều nguồn dược liệu quý hiếm bị biến mất
Nguồn dược liệu, đặc biệt là một số loài cây thuốc quý hiếm tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi bàn tay con người. Cây xáo tam phân ở Nam Trung Bộ, cây cà gai leo ở tỉnh Quảng Nam đang gây sốt và bị khai thác đến cạn kiệt. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải nhanh chóng có chính sách, giải pháp để bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu trong nước.
Mất rừng, mất nguồn dược liệu

Đẩy mạnh nuôi trồng - Con đường tất yếu
Tiềm năng tài nguyên động - thực vật làm thuốc ở Việt Nam là đặc biệt phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ có giới hạn. Chúng chỉ có thể thực sự trở thành tiềm năng lâu dài nếu biết giữ gìn và khai thác một cách hợp lý. Hơn nữa, đây lại là nhóm tài nguyên tái tạo được. Vì thế, việc đẩy mạnh nuôi trồng là con đường phát triển tất yếu trong tương lai.
Tại hội thảo “Định hướng phát triển khối tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc giai đoạn 2012 - 2015”, TSKH Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu Trung ương, cho biết trong giai đoạn 2012-2020, cần đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên, giống, chế biến, xây dựng mô hình trồng dược liệu, tư vấn. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sớm ban hành quy trình, quy phạm về GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái)…
TS Nguyễn Bá Hoạt đề xuất cần điều tra tổng thể nguồn nguyên liệu tự nhiên; xây dựng và đề xuất quy hoạch các vùng khai thác để tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào và bảo đảm việc khai thác cây thuốc; xây dựng một số vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây thuốc đang có nhu cầu lớn theo điều kiện sinh thái và địa lý phù hợp. Đồng thời, triển khai trồng các loài cây thuốc theo GACP; bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý có tiềm năng phát triển tạo thuốc mới…
Nên cấm xuất khẩu ThS Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Traphaco, đề xuất nên ban hành quyết định cấm xuất khẩu dược liệu hoang dại, tránh nạn chảy máu tài nguyên rất trầm trọng như hiện nay. Theo ông, cần đưa chương trình đào tạo nuôi trồng, chế biến sau thu hoạch dược liệu vào các trường đại học nông - lâm nghiệp và dược; đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến dược liệu. |