Hormone giảm đói cũng hạn chế khoái khẩu
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh tại Đại học Cambridge phát hiện rằng hormone ngăn thèm ăn leptin không chỉ làm giảm đói mà còn hạn chế cảm giác thèm ăn, do đó nó đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tiết chế ăn uống, làm giảm béo phì.
Khi thí nghiệm trên 2 người thiếu hụt hormone leptin bẩm sinh (trường hợp rất hiếm gặp) bằng cách cung cấp thêm leptin, các nhà khoa học Anh thấy rằng khoái cảm trong lúc ăn của họ bị giảm. Cảm giác đói bị cắt và cảm giác no tăng lên. Để đo lường phản ứng tâm lý của hai người được thử nghiệm, các nhà khoa học ghi hình theo dõi hoạt động của trung khu khoái cảm khi đối diện với thức ăn trước và sau khi ăn, trong tình trạng bình thường cũng như sau khi được cung cấp leptin, rồi đối chiếu với những người bình thường khác.Sau các thí nghiệm như vậy, các nhà khoa học kết luận rằng khoái cảm hưởng thụ thức ăn của chúng ta phần nào mang tính sinh học và nghiên cứu đã giải thích tại sao một số người dễ tăng cân trong khi một số người khác dễ duy trì thể trọng.