3-9: VN-Index đảo chiều, vượt ngưỡng 550 điểm
Chỉ điều chỉnh giảm 2 phiên giao dịch cuối tuần trước khi lượng xả hàng bất ngờ tăng mạnh, phiên sáng nay chứng khoán đã lại đảo chiều tăng điểm khá tốt sau khi tạm nghỉ giao dịch 4 ngày liên tiếp
Xu hướng đảo chiều đã có từ phiên cuối tuần qua và đến phiên này đã rõ ràng hơn, bảng giao dịch điện tử hoàn toàn bị chiếm lĩnh bởi màu xanh khi có đến trêb 80% số mã cổ phiến niêm yết tăng giá.
Mở của phiên giao dịch lệnh đặt mua liên tiếp được đưa vào, các cổ phiểu trong đợt 1 phần lớn đều trên mức tham chiếu, VN-Index cũng tăng mạnh 13,5 điểm (tương đương tăng 2,5%) lên 552,60 điểm.
Khối lượng giao dịch sụt giảm khá mạnh khi chỉ có hơn 5,8 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị là 285,667 tỉ đồng.
Đợt 2 không nhiều thay đổi khi bên mua chiếm thế áp đảo với bên bán, sau 75 phút khớp lệnh liên tục cũng chỉ có gần 15,1 triệu đơn vị được giao dịch. Kết thúc đợt 2, VN-Index tăng 15,32 điểm (tương đương tăng 2,84%) lên 554,42 điểm.
Chốt lại phiên giao dịch, VN-Index chính thức đảo chiều tăng điểm mạnh 16,04 điểm (tương đương tăng 2,97%) lên 555,14 điểm. Ngưỡng điểm 550 lại được tái lập trở lại sau khi xuống dưới mức này hôm 28-8.
Mất cân đối cung-cầu phiên này đã làm khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh với hơn 16,87 triệu đơn vị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh thành công, giá trị là 822,841 tỉ đồng. KLGD phiên này chỉ bằng khoảng một nửa so với KLGD trung bình một phiên trong tuần trước được khớp lệnh (tính bình quân tuần trước có 27,4 triệu đơn vị được khớp lệnh/phiên).
Trong tổng số 156 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết, phiên này đã có 142 mã tăng giá với 132 mã tăng giá kịch trần), 11 mã đứng giá và chỉ còn 7 mã giảm giá (trong đó 5 mã giảm giá sàn).
Mức tăng điểm phiên này chưa thể bứt phá mạnh hơn nữa bởi một số mã cổ phiếu có sức nặng đáng kể, ảnh hưởng nhiều đến thị trường chủ yếu đều được giao dịch ở mức giá tham chiếu.
Cụ thể, có đến 4 mã nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn HOSE đứng giá là PPC của Nhiệt điện Phả Lại (38.400 đồng/cp), PVD của PV Drilling (113.000 đồng/cp), VIC của Vincom (107.000 đồng/cp) và VPL của Vonpearl JSC (109.000 đồng/cp).
Các mã khác còn lại trong nhóm này tăng trần như STB của Sacombak (+1.500 đồng lên 32.400 đồng/cp), FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT (+6.000 đồng lên 127.000 đồng/cp), VNM của Vinamilk (+5.000 đồng lên 111.000 đồng/cp), HPG của Hoà Phát (+3.000 đồng lên 67.500 đồng/cp).
SSI của Chứng khoán Sài Gòn sau những ngày tăng mạnh phiên này tiếp tục tăng trần +3.000 đồng lên 70.000 đồng/cp), mã đã lấy lại vị trí trong top 10 cổ phiếu vốn hoá lớn, đẩy ITA của Itaco ra khỏi bảng xếp hạng.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu giảm giá bao gồm IMP của Dược phẩm Imexpharm (-5.000 đồng xuống 99.000 đồng/cp), VIS của Théo Việt-Ý (-2.100 đồng xuống 41.300 đồng/cp), LBM của Khoáng sản&VLXD Lâm Đồng (-1.800 đồng xuống 37.200 đồng/cp), BTC của Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (-1.800 đồng xuống 36.900 đồng/cp), BBC của Bibica (-1.500 đồng xuống 28.800 đồng/cp), VNS của Ánh Dương (-1.600 đồng xuống 30.900 đồng/cp) và KMR của Mirae (-900 đồng xuống 18.400 đồng/cp).
Về khối lượng khớp lệnh của các mã hầu hết đều giảm mạnh và chỉ có 2 mã trên 1 triệu đơn vị là HPG (1,22 triệu cổ phiếu) và DPM (gần 1,12 triệu cổ phiếu). Một số mã khác đứng sau đó là STB (792,690 cổ phiếu), KMR (631.710 cổ phiếu), PVD (587.50 cổ phiếu), PPC (557.600 cổ phiếu), KDC (529.730 cổ phiếu)...