CLIP: Nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ đón nhận tin rất vui

(NLĐO) – Nhiều năm qua, nhờ có nghề gác kèo ong mà nhiều hộ dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Clip: Một trong những thợ săn ong lão luyện ở vùng đất U Minh Hạ

Sáng 18- 6, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tổ chức lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với "Nghề gác kèo ong"tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh.

CLIP: Nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ đón nhận tin rất vui - Ảnh 2.

Người dân U Minh Hạ gác kèo ong

Nghề gác kèo ong là một trong những nghề truyền thống ở 2 địa phương trên và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau đó, những người "ăn" ong tập hợp lại thành những tổ nhóm gọi là tập đoàn "phong ngạn" rồi chia khu vực cho các tổ viên gác kèo dẫn dụ ong về đóng làm tổ và thu hoạch cho đến nay.

Di chuyển vào rừng để lấy kèo ong

Nhờ có nghề gác kèo ong mà nhiều hộ dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã đề ra kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Vừa qua, ngành chức năng Cà Mau đã lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 2 nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương là gác kèo ong và muối ba khía. Bên cạnh đó, theo lộ trình, Cà Mau sẽ tiếp tục lập hồ sơ trình duyệt đối với các di sản là lễ hội như: Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc (năm 2020); Lễ hội đền thờ Vua Hùng (năm 2021); Nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022)....

Ngoài việc xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với các di sản nói trên thì tỉnh còn tổ chức, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại phòng trưng bày cố định của bảo tàng…