Lãnh đạo Công ty Vissan: Đây là bài học đau xót!
Quản đốc lạm quyền tổ chức họp luận tội công nhân. Xử lý áp đặt, vô cảm khiến người lao động bị oan sai.
Ngay buổi trưa đưa tang anh Nguyễn Huy Trung, 19-1, khi biết phóng viên Báo Người Lao Động theo dõi vụ việc, lãnh đạo công ty đã chủ động hẹn làm việc với báo. Tại buổi làm việc này, ông Mai Xuân Hội, phó giám đốc kiêm trưởng phòng tổ chức hành chính công ty, cho rằng đây là bài học đau xót.
Bức xúc của công nhân đã kéo dài
Trước đây, vào năm 2004, khi anh Trung chưa làm việc tại công ty, ở đây cũng xảy ra vụ việc 108 cây xúc xích bị đục lỗ và đưa ra thị trường. Công ty không tìm ra thủ phạm nhưng công nhân trong bộ phận liên quan vẫn bị cắt thi đua. Vào tháng 6- 2005, công ty phát hiện tại tổ đóng hộp có cả trăm hộp thịt bị xì nắp. Sau khi điều tra, công ty cũng không phát hiện nguyên nhân. Có mặt trong dây chuyền sản xuất nên anh Trung cùng một công nhân nữa bị quy tội thiếu trách nhiệm, bị cắt thi đua. Mỗi vụ việc xảy ra, công ty không điều tra đến ngọn ngành mà cứ buộc công nhân phải chịu trách nhiệm. Vụ việc lần này cũng không ngoại lệ: Áp lực trách nhiệm từ trên cứ ép xuống và công nhân lãnh đủ.
Với công nhân, đồng lương kiếm được từ sức lao động của mình chỉ vừa đủ để họ trang trải cho gia đình, bản thân. Vì vậy, việc làm, tiền lương đối với họ quan trọng như chính mạng sống. Tiếc thay, lãnh đạo Công ty Vissan đã không thể chia sẻ với họ - những người làm giàu cho chính thương hiệu Vissan.
Sẽ chấn chỉnh quy trình xử lý
Công ty Vissan chuyển đến gia đình anh Trung trên 10 triệu đồng
14 giờ ngày 20-1, tại gia đình anh Nguyễn Huy Trung, đại diện Công ty Vissan, ông Mai Xuân Hội, phó giám đốc công ty, đã thừa nhận: “Chúng tôi có sai sót, mong gia đình lượng thứ. Trước vong linh em Trung, chúng tôi không dám nói điều không có về em”.
Ông Hội cũng gửi tới gia đình anh Trung khoản tiền lương, thưởng Tết của anh và hỗ trợ gia đình một phần chi phí mai táng tổng cộng là 10.388.500 đồng. Ban giám đốc cam đoan sẽ đưa danh sách gia đình vào diện chăm lo của công ty, thực hiện đầy đủ chế độ thăm hỏi, tặng diện chăm lo của công ty, thực hiện đầy đủ chế độ thăm hỏi, tặng
T.Nhân |
Sau khi xảy ra sự cố cây xúc xích có cọng kẽm, anh Trung liên tục bị công ty gọi lên lấy lời khai. Đến ngày 15-1, công ty cho anh Trung ngừng việc và buộc phải lên Phòng Tổ chức để đích thân phó trưởng phòng tổ chức Nguyễn Văn Tuấn tra hỏi và buộc phải ký vào biên bản làm việc. Anh Trung không đồng ý và ra về. Trao đổi với chúng tôi, ông Hội xác nhận: “Không thể khẳng định anh Trung làm việc trên. Ai có mặt trong tổ sản xuất hôm đó đều có điều kiện tiếp xúc với những cây xúc xích”. Thực tế, qua những cách hành xử của công ty, anh Trung “vô hình” đã bị quy kết lỗi.
Sự áp đặt càng rõ ràng hơn là sau khi điều tra, tuy chưa có kết luận rõ ràng, nhưng Ban Thanh tra của công ty và các phòng ban khác nhanh nhảu đề nghị giám đốc không tái ký hợp đồng lao động với anh Trung khiến anh bị ức chế, tìm đến cái chết. Ông Hội nói rằng, qua vụ việc này công ty sẽ chấn chỉnh ngay quy trình xử lý sai phạm.
Kiểm điểm từ ban giám đốc trở xuống
Khi vụ việc chưa có kết luận cụ thể, lập tức bà Lữ Thị Ngọc Minh, quản đốc xưởng chế biến thực phẩm và bà Lê Mai, tổ trưởng Công đoàn bộ phận, tổ chức 2 cuộc họp khẩn để lấy ý kiến biểu quyết của công nhân trong tổ cho rằng anh Trung phá hoại công ty và trả anh Trung về Phòng Tổ chức. Cần nói rõ, bà Minh và anh Trung bình đẳng trong quan hệ lao động đối với công ty. Việc bố trí hoặc chuyển đổi công việc của anh Trung thuộc thẩm quyền của giám đốc công ty. Bà Minh không có thẩm quyền và không đủ tư cách để luận tội người lao động khác và hô hào công nhân trực thuộc ủng hộ sự lạm quyền của mình. Tiếp xúc với chúng tôi, phía công ty thừa nhận, ban giám đốc quy định việc lấy ý kiến tập thể công nhân khi có vấn đề sai phạm xảy ra. Xưởng trưởng đề xuất ý kiến xử lý vụ việc lên ban giám đốc. Rõ ràng bà Minh đã được “bật đèn xanh” để thực hiện quyền “sinh sát” của mình theo ý của lãnh đạo? Và tất nhiên việc này đã dẫn đến tình trạng thiếu dân chủ, công nhân không có quyền đề đạt ý kiến của mình.
Chiều 20-1, tại cuộc tiếp xúc với gia đình công nhân Nguyễn Huy Trung, ông Hội thông báo ban giám đốc công ty đã quyết định tổ chức kiểm điểm từ ban giám đốc trở xuống để chấn chỉnh công tác quản lý nội bộ.
Dư luận bức xúc
Sau khi Báo Người Lao Động ngày 20-1 đăng bài “Vì sao công nhân Nguyễn Huy Trung tự tử?”, cùng ngày, nhiều bạn đọc đã gửi thư về tòa soạn, chia sẻ nỗi mất mát của gia đình nạn nhân, đồng thời bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của Công ty Vissan. Báo Người Lao Động xin trích đăng một số ý kiến. . “Tôi thật bức xúc trước một kiểu hành xử thiếu tình người, ỷ quyền ỷ thế bức hiếp người lao động quá đáng... Không thể tin được... Bà Minh xử như thế mà cũng cho làm quản lý, dở quá! Nếu bà là người lao động đó thì liệu bà có chịu nổi không?”. (Bạn đọc có nick name Lee Spring, ID 11560) . “Tôi thật sự sốc khi đọc bài báo này. Tôi không thể tưởng tượng ở một công ty lớn, tầm cỡ như Công ty Vissan lại phán quyết lỗi lầm của một lao động bằng cách giơ tay biểu quyết, lấy biểu quyết đa số của tập thể. Vậy ở công ty này các tổ chức đoàn thể, Công đoàn, chi đoàn thanh niên... ở đâu mà để xử oan một người lao động dẫn đến cái chết thương tâm của anh ta như vậy. Nếu anh Trung sai phạm thì phải được xử lý theo luật lao động chứ? Đọc lá thư tuyệt mệnh của anh Trung, tôi đã không cầm được nước mắt. Quang Minh (quận Gò Vấp - TPHCM) . “Ban giám đốc công ty cần xem lại tư cách làm việc của quản đốc và có câu trả lời cho gia đình anh Trung cũng như các độc giả của báo chí một cách trung thực”. (Bạn đọc tên Nguyên - TPHCM) . “Đề nghị làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan đến việc tự tử của anh Nguyễn Huy Trung”. Nguyễn Ngọc Quý (513 Huỳnh Văn Bánh, P.14, Q. Phú Nhuận – TPHCM) . “Tôi trách anh Trung, bởi tại sao anh không dũng cảm đấu tranh tới cùng, dù sao xung quanh anh cũng còn nhiều người tốt. Theo tôi, ban giám đốc Công ty Vissan đã quan liêu, thiếu trách nhiệm. Bà Minh - quản đốc - thể hiện năng lực quản lý yếu kém...”. Trần Sơn (đường Nguyễn Du, Q.1 – TPHCM) . “Tôi tên Nguyễn Thanh Thủy, là em gái út của anh Nguyễn Huy Trung. Tôi vô cùng cám ơn và xúc động khi đọc được bài viết về sự oan ức của anh tôi trên Báo Người Lao Động ngày 20-1. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn đến các anh chị em đã thay anh tôi mạnh dạn nói lên sự thật đã bị che giấu. Xin chân thành cảm ơn Báo Người Lao Động tìm lại sự trong sạch cho anh tôi”. Nguyễn Thanh Thủy (phường 11, quận Bình Thạnh – TPHCM) |