Vụ án "tập đoàn mát-xa" Tân Hoàng Phát: Nhiều bất thường khó hiểu
Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra trước việc xét xử cùng với bản án nhiều bất thường của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 19-12, viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TPHCM (Viện Phúc thẩm 3) đã quyết định đề nghị viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Tân Hoàng Phát, hủy toàn bộ bản án của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử trong các ngày 8, 9 và 12-12 do vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Lật lại hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khách quan hơn về vụ án từng gây chấn động dư luận.
Nhiều người tố cáo bị hãm hại

Ông Phan Cao Trí, chủ Công ty Tân Hoàng Phát, được giảm hơn phân nửa án
tù theo bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM. Ảnh: PHẠM DŨNG
Ngoài ra, sau khi cơ sở Tân Hoàng Phát bị triệt phá, có thêm 29 trường hợp nhân viên trước đây xin nghỉ việc hoặc về phép phải nộp lại tiền cũng đã tố cáo việc bị vợ chồng Trí - Yến cùng một số quản lý bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản.
93 bị hại chứ không phải 1
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ của vụ án, cáo trạng ngày 9-4-2010 của VKSND TPHCM xác nhận Trí và đồng phạm đã bắt giữ trái pháp luật đối với 65 nhân viên và một trong số 29 trường hợp nhân viên tố cáo sau này (chị T.N.T, SN 1987, Đồng Tháp); cưỡng đoạt tài sản của 9 nhân viên với số tiền 169 triệu đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ở phiên xét xử phúc thẩm, dù chưa triệu tập đủ 93 người để thẩm vấn làm rõ nhưng Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã “mạnh dạn” bác bỏ tư cách người bị hại của 92 người, chỉ thừa nhận một trường hợp các bị cáo bắt giữ người trái pháp luật (!). Kết luận bất thường này của tòa đã tước mất quyền kháng cáo, quyền buộc bồi thường của những người bị hại.
Vụ án gây bất bình trong dư luận Thực tế, sau khi Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhận định chỉ có 1 bị hại trong vụ bắt giữ người trái pháp luật để từ đó giảm tội, giảm án cho các bị cáo đã gây bất bình trong dư luận. Vì sao tòa giảm án đến hơn 1/2 thời gian cho các bị cáo?
Vì sao có sự khác biệt quá lớn trong quan điểm về vụ án giữa Tòa Sơ thẩm và VKSND Tối cao với Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao? Vì sao HĐXX tự tiện thay đổi tư cách của 92 người bị hại thành nhân chứng (chỉ thừa nhận 1/93 người bị hại)? Vì sao HĐXX không hủy bản án sơ thẩm mà HĐXX cho rằng vi phạm nghiêm trọng về tố tụng?... Những câu hỏi này, hay nói cách khác bản chất vụ việc của vụ án này cần được VKSND Tối cao làm rõ. |