Điểm tối của vũ trường và bar
Không phải ngẫu nhiên mà người ta luôn coi vũ trường, quán bar là những nơi tập trung của nhiều “điểm tối” của xã hội. Nếu muốn xem dân choai choai con cái của những gia đình khá giả hay tai to mặt lớn xài tiền ra sao thì còn nơi nào hơn là đến những chốn này? Vũ trường là nơi những “tay chơi” dùng vật chất nhằm thể hiện cái tôi của mình.
Những cậu mặt còn búng ra sữa mà vung tiền như rác, kêu một tiếng là vài ba chai rượu cho mỗi tối thác loạn - bằng thu nhập cả năm trời của những người lao động bình thường. Phải rồi, khi đã vào chơi - trong chốn này thì làm sao thể hiện được chỉ bằng vài ba trăm ngàn lận lưng, nơi mà chỉ một đĩa hoa quả với lèo tèo vài ba thứ trái cây như cóc, ổi... cũng mất đứt tới hơn một trăm ngàn bạc. Và để thể hiện cái tôi thì không thể bằng những ly nước cam hay chai bia (dẫu rằng giá của nó có mắc gấp đôi gấp ba ngoài thị trường) mà phải bằng thứ rượu ngoại có giá được tính bằng bạc triệu. Gọi cho ra chất là phải kêu 2 chai để tặng 1 thành 3. Và lên vũ trường để còn đắm mình trong những điệu giật lắc, những cú uống dẻo ngoạn mục của các em “dancer” làm mồi để kích thích “khứa”. Đằng sau vẻ hào nhoáng bên ngoài ấy là cả một “thế giới trắc ẩn mà giới trẻ cần hiểu biết để tránh xa những lời mời đen tối.
Người ta thường bảo “bụt chùa nhà không thiêng”, có phải bởi vậy nên phần nhiều các dancer ở những vũ trường hay quán bar của Hà Nội đều là dân miền Nam (?). Giữa những tiếng nhạc kích động và ánh đèn chớp tắt liên miên, những dancer với đường con cơ thể đang được phô trương một cách lộ liễu bên trong những mảnh vải che thân... tối thiểu đang uống éo phía trên bục. Thỉnh thoảng, những tiếng rên tục tĩu của anh chàng DJ lại cắt lên như “thông đồng” với những động tác gợi dục đó khiến đám choai choai sành điệu bên dưới lại gào rú lên, cố xúy. Đằng sau sự thác loạn đó là những hậu quả khôn lường đối với giới trẻ mà đã đến lúc dư luận cần lên tiếng cảnh báo.
A. Là một trong những dancer như thế! Có nhà, có gia đình ở Hà Nội nhưng A đã ra thuê riêng một căn hộ để ở từ lâu. Lối sống của một dancer không thể phù hợp với một gia đình bình thường. Đi “làm” về muộn, ngủ dậy trễ... trăm thứ bất tiện cho một cách sinh hoạt chung. A có thâm niên làm dancer vào loại nhất nhì ở Hà Nội, đã trải qua hàng chục chốn ăn chơi nổi tiếng. Không thiếu vũ trường, quán bar nào mà cô chưa từng làm qua. Có chốn thì cô chê là quá buồn tẻ, có chốn thì làm được ba bảy hai mốt ngày lại bị chủ đuổi bởi trăm ngàn lý do. A đã từng chuyển vào TPHCM để “thay đổi không khí” nhưng rồi cũng chỉ một thời gian là chán. Thời gian trước, nhắc đến A thì không ai không biết vì cô nổi tiếng về sắc đẹp cũng như mức độ tiêu xài. Nước da trắng ngần, ngực đẹp và căng tròn - là niềm mơ ước của biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, nhất là đám con trai mới lớn. Những “động tác nghệ nghiệp” của A. cũng đẹp và thành thục như chính con người cô vậy. Các dancer cùng thời với A thường xem cô như một hình mẫu để “nhái” lại những bộ đồ diễn ấn tượng, những lối biểu diễn để thu hút cặp mắt của những vị khách đang ngồi phía dưới. Bây giờ A. đã không còn như xưa và đó cũng là số phận của không ít cô gái làm nghề dancer.
Làm vũ công có giàu không? Với mức lương 100 - 150.000 đồng/đêm diễn có lẽ là thu nhập không nhỏ đối với một người bình thường nhưng với lối sống của một dance thì chẳng thấm tháp vào đâu. Mang tiếng làm việc ở những nơi dành cho giới thượng lưu, đi ra đi vô luôn giáp mặt với những người “tiền nhiều như quân Nguyên” vậy thì làm sao có thể tự hài lòng với những thứ đồ rẻ tiền! Với “một cục” 3.000.000 - 4.500.000 đồng, không thể coi dancer là một nghề thu nhập thấp nhưng chẳng ai coi nó là công việc có thể làm được lâu dài. Ngoài khoản lương ấy, không còn khoản nào khác nếu không chịu “làm thêm”. Tiền kiếm được chỉ đủ mua sắm phấn sáp, nạp vài cái card điện thoại. Làm dancer thì làm gì có nơi nào đào tạo. Chỉ là người dạy người, nghề (nếu như ưu ái để gọi nó là như thế) dạy nghề mà thôi. Mấy cô thu chung một cái nhà cho có chị có em, đỡ buồn và đi đêm về hôm cùng nhau cho an toàn. Rồi sưu tầm những đĩa CD nhạc và cũng nhau luyện tập trong tiếng nhạc: quay cuồng, uốn dẻo, tập phô diễn những động tác hình thể, những kỹ thuật làm nổi bật những đường cong cơ thể một cách tối đa. Quen tiêu xài không cần tính toán, không ít những dancer “nhắm mắt” trở thành gái bao cho những tay chơi lắm tiền hay tệ hơn đồng ý với những lời đề nghị qua đêm của những vị khách đang bị kích thích bởi tiếng nhạc và men rượu. Với một không gian như thế, những ly rượu bốc lên đầu và những girl xinh đẹp đang “vờn” trước mắt thì khó có đấng nam nhi nào kìm được những cảm giác thèm muốn trong mình.
Cuộc sống của một dancer như A. thật tẻ nhạt. Một ngày bắt đầu vào lúc 2 giờ - 3 giờ chiều. Cuốn cuồng làm một vài động tác vệ sinh cá nhân, ngồi vào bàn trang điểm; vừa tô vẻ, vừa bấm điện thoại tanh tách hẹn bạn bè đi... ăn sáng. Rồi lê la hết quán này đến quán khác: New Window, Ciao, Mimosa, Mái lá... chán lại lôi nhau chui vào một phòng karaoke nào đó... ngồi, mặc kệ cho tụi bạn hát hò, chọc ghẹo nhau hay làm những “trò mèo” nào đó, còn mình thì cứ ôm lấy cái di động mà nhắn tin. Nói A. làm “hàng” cũng đúng mà gọi là gái bao thì cũng chẳng sai vì cô kiêm luôn cả hai chuyện đó. Khi thì thấy A. cặp kè với vài thằng nhóc choai choai dân chơi khét tiếng, vung tiền của phụ huynh mà xài như rác, khi lại là một gã “khoai” (người nước ngòai - PV) làm quản lý cho một khách sạn lớn của Hà Nội. Ai cũng chỉ được dăm ba tháng là cùng. Tuy vậy, những kẻ đó cũng đủ chu cấp cho A tiền bạc để đổi điện thoại mới, mua sắm quần áo hàng hiệu và những chi tiêu hàng ngày. Tiền “câu” được của giai, rồi tiền đi khách, tiền thu nhập làm dancer cũng chẳng thấm vào đâu với mức tiêu xài hoang phí, những bộ cánh mắc tiền, những đồ make up này nọ hay những buổi “bâng khuâng” (xài thuốc lắc - PV) thâu đêm.
![]() |
Hình chỉ mang tính minh họa |
Nhiều người cứ nghĩ dancer nào cũng đi khách, thì điều này cũng không phải là vô căn cứ. Chỉ cần mấy cô thuê nhà chung, bỏ nhỏ nhau một vài câu, đại loại “mất gì đâu mà lại có tiền”, thì thử hỏi, có cô nào kiên định, nhất là đã làm cái nghề phô trương cơ thể cho thiên hạ ngắm này. Dân dancer thường không khoái “đi” với mấy thằng choai choai vì thường giáp mặt nhau ở chỗ làm việc quá nhiều, đó là chưa kể mấy “thằng này không biết giữ mồm giữ miệng mà hay khoe khoang này nọ”. Nhìn qua những động tác biểu diễn của dancer là biết ngay “cô ấy” có chịu đi khách hay không. Hầu như các cô đều đứng trên những bục cao thật bắt mắt và gây ấn tượng với khách, rồi thi nhau thể hiện những cú lắc, giật, uốn éo... Thi thoảng có cô thả mình phiêu theo nhạc một cách quá mức, bạo dạn thể hiện những động tác sinh hoạt chăn gối ngay trên bục diễn. Trông vừa nhơ nhuốc, vừa tục tĩu nhưng lại nhận được những tiếng huýt gió cổ xúy của đám khách ngồi dưới. Chẳng biết, đó là “phê” nhạc hay nhằm thu hút những ánh mắt tìm kiếm để sau buổi làm này là có chỗ... kiếm thêm.
Nhiều người nói rằng dancer phải xài thuốc lắc mới nhảy bốc như thế nhưng không hẳn. A. cười nhạt: “M., có hơn trăm ngàn lương một buổi mà bỏ ra ba trăm để mua thuốc về cắn thì chỉ có mấy con khùng. Mà xài thuốc vào rồi, chỉ có nước bị đuổi sớm. Đó là chưa kể hôm sau mệt đứt hơi, chân tay bủn rủn thì khỏi làm luôn!”
Chui đầu vào mấy quán cà phê sang trọng tầm chiều chiều, chẳng khó khăn gì để nhận ra mấy cô dancer. Họ thường ngồi thành nhóm, tóc nhuộm vàng, tay cầm điện thoại đời mới nhất và khuôn mặt luôn được make up kỹ lưỡng để che đi vẻ mệt mỏi và những đôi mắt thâm quầng. Điều dễ nhận hơn cả là thói quen cười nói to ở những nơi công cộng, những độc tác rướn mình, ghé sát vào tai người đối diện. Với dancer như A. thời gian là vô nghĩa nhưng chính cô cũng lại là người ý thức rõ nhất về điều này. Khi phong độ giảm sút, khi sức khỏe và thậm chí là tuổi tác không thể kham nổi công việc hằng đêm như thế nữa thì tương lai phía trước cũng chẳng thấy gì sáng sủa hơn. Và những vết trượt dài, vết ngã lại ngày một hằn sâu thêm. Lúc đầu chỉ là một ly rượu cho nóng người lấy hưng phấn làm việc... rồi sao quen dần, mỗi bàn một ly thì đến cả chai cũng không sao say nổi. Cái thời “hoàng kim” của A. khi mà sau mỗi tăng nhảy là lại có khách mang ly rượu ra làm quen và mời “đi ăn tối” đã qua rồi. Bây giờ những cái đó nhường lại cho những em dancer xinh đẹp hơn hoặc trẻ hơn, mới hơn. Còn A. bây giờ phải tìm khách bằng cách giả bộ bỏ đi toilette rồi lượn một vòng quanh vũ trường hoặc nhìn thấy bàn nào có khách quen thì sà vào cụng ly, nói dăm ba câu phải quấy, biết đâu lại kiếm được mối. Rượu mạnh, những viên thuốc lắc hay những đêm thác loạn ngày càng trở nên thường xuyên khiến A. “xuống mã” nhanh chóng. Ngấp nghé tuổi 30, A. bây giờ sau một thời gian “đổi gió” tại khách sạn H. lại quay “chốn cũ” - vũ trường N. Còn ban ngày hoặc thật khuya sau khi đi làm về, những lúc rảnh rỗi cô lại lang thang Apo, Monaco... với một lũ trẻ con choai choai, trai có, gái có và có những hội “nửa nạc nửa mỡ” với cục yết hầu to tướng mà đi đứng ỏng ẹo cũng có. Dù rằng có “lên đời” được chiếc Attila nội địa lấy con @ trắng thật sành điệu nhưng trong bản thân V.A. vẫn như một má mì về già.
Có bà mẹ chồng nào thích con dâu của mình làm dancer trong những chốn phức tạp đó? Có chàng trai nào đủ can đảm để chấp nhận người yêu mình nhảy nhót, phô diễn, uốn éo cơ thể trước hàng trăm con mắt hay háu chực chờ? Vậy là khi những suy nghĩ “không còn gì để mất” cứ lớn dần, họ lại sa chân... Đến một lúc họ không còn nghĩ đến một mái ấm gia đình thực sự cho mình nữa. Khi tương lai còn vô định thì chuyện chồng con chỉ là những chuyện tán gẫu nói cho vui. Tình cảm trở nên chai sạn. Thân xác họ chỉ như một thứ đồ đem đổi lấy vật chất. “Đã mang cái nghiệp vào thân”... cô dancer nào cũng chua chát nghĩ về mình như thế! Đó là chưa kể chuyện, chấp nhận làm vợ của trăm người, mỗi người một đêm. Sáng ra cầm vội vài đồng bạc vậy là xong một ngày, thêm 24 giờ vào quá khứ. Với không ít trong số họ, vật chất và tình yêu chỉ là thứ nự đồng lần, chỉ mong kiếm cho mình được một “chĩnh gạo” và đáp lại bằng những gì họ có.
Nh. - một cựu dancer của vũ trường N. từng bị đánh ghen tới mức bị rạch tới mấy nhát dao lam, sẹo vẫn còn chi chít trên mặt. Q.A thì giờ chấp nhận cặp kè với một con “ô môi” (đồng tính nữ - PV) giàu có, cũng đổi được một chiếc Dylan 150cc, ăn mặc, đi đứng như một tiểu thư lắm tiến song cũng vẫn thường xuyên đi khách “theo thói quen và cũng là để giải tỏa ức chế khi phải sống chung với “nó”.
Những A, Q.A, Nh.... không đủ để đánh đồng mọi dancer song thực tế môi trường công việc quá nhiều cám dỗ khiến không ít trong số họ không còn giữ được mình. Đó là một sự thật cẩn phải nhìn nhận, không thể chối bỏ. Rằng, những khoảng tối vẫn còn đó...