Người đưa đàn T’rưng từ buôn làng ra thế giới
Giờ đây, sự có mặt của cây đàn T’rưng trong đời sống âm nhạc là điều tất yếu, nhưng mấy ai biết cách đây hơn nửa thế kỷ nó chỉ là một thứ nhạc cụ vô danh, hoang dã. Cuộc hành trình từ buôn làng ra thế giới của cây đàn T’rưng là nhờ công của một người hiện đang sống lặng lẽ ở một buôn làng của tỉnh Gia Lai...
Vịn vào cái tay nắm lung lay, lần từng nấc cầu thang dốc đứng, ngước lên tôi có cảm giác ngôi nhà Nay Pha như một tổ chim ở chót vót trên cao. Qua hành lang hẹp dẫn vào phòng khách thì sự so sánh ấy chẳng còn trừu tượng nữa. Tất cả đều bừa bộn và trễ nải, cứ như là vợ chồng ông sắp sửa chuyển nhà... Vẫn biết ở làng nó thế, nhưng ông là một nghệ sĩ tiếng tăm, từng sống ở thủ đô gần ba chục năm, xuất ngoại biểu diễn hàng chục nước, ăn mòn bát đũa thiên hạ, mà sao... Lại mớ tài sản nghèo nàn của ông nữa: Nó vỏn vẹn gồm một cái tivi màu cũ rích, một chiếc xe đạp cà tàng... “ Oái chà, nhiều của nả mà làm gì, chết có mang theo được đâu” – tiếng cười hào sảng của Nay Pha rung cả căn phòng hẹp... Răng cửa đã gần rụng hết, rượu không uống được, dù vậy thì khách đến nhà vẫn cứ lệ làng... Ông như một lõi cây rừng, từ rừng lại trở về rừng, hồn nhiên với nắng gió đại ngàn mà chẳng cần đến một nước sơn...
Người chơi đàn bất đắc dĩ
Cuộc đời con người ta đôi khi cứ phải gánh lấy một thứ hệ lụy hay duyên nợ nào đó, mà trong nghệ thuật thì hình như điều này lại càng rõ. Người đưa cây đàn T’rưng từ buôn làng ra công chúng cả nước, rồi đến với thế giới, nói khó ai tin vốn là... người không biết chơi đàn T’rưng. Nói thêm về cây đàn này một chút: T’rưng tiếng Jrai có nghĩa là “đàn thưa” – cách gọi tượng hình ấy mà. Cả thời Pháp thuộc nó chưa bao giờ ra khỏi làng, bởi người ta cho nó là một thứ nhạc cụ của thời sơ khai. Sự tự ti này ngấm cả vào Nay Pha, nên khi còn ở làng ông cũng chẳng buồn học. Năm 1952 đi bộ đội, làm văn công nên ông phải lần mò chơi đàn T’rưng, chơi cho biết thôi chứ cũng chẳng dụng tâm.
Năm 1954 đi tập kết, mang theo nó nhưng ông cũng cứ giấu giấu, chỉ nghĩ rằng có lúc nào đó nhớ bản thì gõ vài tiếng. Ấy thế nên số phận của nó đã được định đoạt chính vào lúc ông không ngờ nhất. Khi ấy đoàn văn công Tây Nguyên được thành lập và cái đêm biểu diễn ra mắt ấy phải có nhạc cụ gì của Tây Nguyên? Nhạc sĩ Nhật Lai bảo “ông mang cây đàn T’rưng ra đi”. Đã lâu không tập tành gì mà ngó lại cây đàn, thấy nó hoang dã lôi thôi làm sao ấy. Nhưng nhạc sĩ Nhật Lai đã nói như lệnh: “Đừng có tự ti, phải tự khẳng định mình chứ”. Chẳng chối được nữa thì đành phải liều, ông mang đàn ra đệm cho bài Ra đi của chính Nhật Lai... Khán giả ngơ ngác. Lần đầu tiên trong đời họ mới thấy một thứ nhạc cụ lạ lùng, tạo ra một thứ âm thanh cũng lạ lùng như vậy. Rồi thì tiếng vỗ tay dội lên như mưa rào...
![]() Vợ chồng NSƯT Nay Pha ở buôn Plei ba |
Cây đàn T’rưng Nay Pha mang theo lúc ấy là nguyên gốc, ngũ cung, 11 ống. Từ sự thành công bước đầu, với sự khuyến khích của nhạc sĩ Nhật Lai, ông đã nghiên cứu nâng nó lên thành 15 ống. Bắt đầu từ đây, gần như không đêm diễn nào của đoàn lại vắng bóng T’rưng. Từ chỗ chỉ lấp ló phía sau góp vào các bản hòa tấu, dần dần Nay Pha cho nó tiến lên độc tấu. Thành công đầu tiên của ông là khi độc tấu bản Vui được mùa của nhạc sĩ Huy Thục. Chính nhạc sĩ Huy Thục đã tìm đến nơi ông ở để bày tỏ sự tán thưởng. Sức cuốn hút của cây đàn ngày càng lan rộng và đến năm 1959 thì đã quyến rũ được người sau này “kết duyên” thực sự với nó: Nguyễn Văn Hiển. Ông là nhạc công ác-coóc-đê-ông, chỉ vì mê T’rưng mà tìm đến Nay Pha để học. Đấy là người Kinh đầu tiên và cũng là người Hà Nội đầu tiên chơi được đàn T’rưng.
Từ Đông sang Tây
Đã thành công bước đầu, dù vậy Nay Pha vẫn không nghĩ sẽ có một ngày cây T’rưng sẽ được xuất hiện trước khán giả quốc tế. Ngày 5-11-1960 có thể xem là một ngày lịch sử: Cây đàn T’rưng chính thức xuất hiện trước khán giả
Điều không thể mất
Năm 1959, Nay Pha cùng anh chị em đoàn văn công Tây Nguyên được biểu diễn chính thức phục vụ Bác Hồ nhân Tổng thống
![]() Một tiết mục biểu diễn đàn T’rưng |
Bài Guantanamera bây giờ phổ biến đó, chính là do Nay Pha và anh chị em trong đoàn đi
Của riêng còn một chút này...
Học chơi T’rưng không khó, nhưng chơi hay thì chẳng mấy lăm người. Cái “quái” của cây đàn này là ở đó. Thế nên, sinh ra từ đất Tây Nguyên nhưng người chơi T’rưng nổi tiếng bây giờ lại không phải người Tây Nguyên.
Và dù, chính là người đưa T’rưng từ buôn làng ra thế giới, thì Nay Pha cũng phải ghi nhận rằng nghệ sĩ Đỗ Lộc mới là người đầu tiên cải tiến T’rưng (năm 1977). Còn ông, mãi đến năm 1983 mới làm công việc này. Nhưng điều thú vị nhất trong những “quái chiêu” của cây đàn là chỉ có ba bài chưa ai chơi hay hơn ông được, đó là Bóng cây kơnia của Phan Huỳnh Điểu – Ngọc Anh, Chim pongk’ler của Nhật Lai, Anh đi hơn cánh chim bay của Bùi Anh Phò. Nào phải giấu nghề. Ông đã từng dạy nhiều học trò nhưng rồi thì “của thầy lại trả cho thầy”. Dễ hiểu là đâu phải ai cũng nắm được thần hồn của cây đàn như ông. Nhưng mà thôi, di sản đã thuộc về chung, “của riêng còn một chút này”, “gác kiếm” cũng đủ thanh thản.
Cây đàn T’rưng gắn bó một đời ông là thế mà bây giờ vắng bóng trong nhà ông. Bà H’Nhan – vợ ông - tiết lộ: “Ảnh cất cây đàn ở nhà bà con, hiếm hoi lắm mới mang về chơi. Hôm nọ nghe ảnh đánh đàn, cả làng kéo đến giẫm nát cả vườn rau”.
Thoát ly làng lúc mới hơn 20 tuổi, ra thủ đô lần đầu tiên được nhận lương còn ngơ ngác không hiểu “lương” là gì, vì sao người ta lại cho mình nhận lương... Vậy mà bây giờ đã là một ông lão 77 tuổi. Ông cũng như người ta ở đời, nhìn sâu thẳm vào mỗi cuộc đời, đều có chuyện khôn, chuyện dại. Có những cái “dại” do người, có những cái “dại” do ông tạo ra. Nhưng mà ở cái tuổi “cổ lai hy” này rồi, sự đó cũng đã tự phân ly. Trong veo trên bề mặt ký ức của ông bây giờ là cái thời sống hết mình cho nghệ thuật.