"Bác sĩ" làm trò hề cho bệnh nhân

(NLĐO) - Các "bác sĩ hề" vừa kết thúc chuyến thăm một số bệnh viện ở Thụy Sĩ từ tháng 1 vừa qua với những bộ tóc giả, mũi đỏ, áo blouse trắng với nghĩ ra đủ trò hài hước chỉ để mong thấy được tiếng cười của các bệnh nhi.

img


Quỹ Theodora được thành lập năm 1993 theo ý tưởng của hai anh em Andre và Jan Poulie, được đặt tên theo người mẹ đã khuất của họ. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, trong đó, tình nguyện viên có nhiệm vụ làm cho bệnh nhi tại các bệnh viện hạnh phúc bằng cách hóa trang thành những bác sĩ mang dụng cụ chú hề.
 
Quỹ hiện đang hoạt động tại Thụy Sĩ và 7 nước khác gồm Anh, Belarus, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ban đầu, quỹ Theodora được tạo lập nhằm làm giảm đau đớn của bệnh nhi qua những tiếng cười từ các màn trình diễn của nghệ sĩ chuyên nghiệp. Sau một thời gian, những chú hề đặc biệt này là tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên thế giới, được đào tạo 1 tuần trước khi “biểu diễn”.

Thông thường, các “bác sĩ hề” (còn gọi là “bác sĩ cười”) ghé thăm bệnh nhân tí hon nhưng đôi khi họ cũng thăm những người lớn đang điều trị. Họ làm trò bằng cách hóa trang và nhại lại dí dỏm các hoạt động bệnh viện nhằm giúp trẻ dễ dàng chấp nhận, thích nghi với môi trường khắc nghiệt.

Các “bác sĩ hề” thường biểu diễn ảo thuật, âm nhạc, kể chuyện, giúp trẻ em lấy lại tinh thần nhằm đối mặt với hàng loạt tâm trạng phức tạp thường nảy sinh khi nằm viện như sợ hãi, lo lắng, cô đơn và chán nản.

Theo khoa học, cười giúp cơ thể tiết ra chất endorphin (thuốc giảm đau tự nhiên), thoát khỏi căng thẳng, giảm đau đớn. Đồng thời, cười làm tăng hoạt động các tế bào T giúp chúng ta lạc quan, khỏe mạnh hơn,

img
Tình nguyện viên Kaltenrieder diễn trò trước bệnh nhi ung thư. Ảnh: Reuters
 
 
img
Cô đóng vai “bác sĩ hề” trong hoạt động của quỹ Theodora được thực hiện trong suốt chuyến thăm
Bệnh viện Nhi Đại học Insel vào tháng 1-2013. Ảnh: Reuters
 
img
Regula Kaltenrieder và đồng nghiệp thiết kế ảo thuật tại Bệnh viện Nhi Đại học Insel ở Bern, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters

img
Huy hiệu "bác sĩ hề” trên áo choàng tại phòng thay đồ ở bệnh viện.
 
img
 
img