Bệnh phong thấp với người trẻ tuổi

Nhiều người thường nghĩ, phong thấp là bệnh của tuổi già. Nhưng họ đã nhầm to! Không hiếm người ở độ tuổi 20 – 40 cũng mắc bệnh này.

Những ngày chuyển mùa là những ngày khổ cực nhất của người bị bệnh phong thấp. Họ thường than thở, da thịt, thậm chí toàn bộ xương cốt trong người cứ như bị bó chặt, đau tựa kim châm, như bị dao cứa...

Bệnh phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương. Triệu chứng thoạt đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và khớp cổ tay. Sau đó hiện tượng sưng đau chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương khác. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Khi thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy thì bệnh đã chuyển thành mạn tính.

Triệu chứng của bệnh phong thấp rất dễ lẫn với một số bệnh xương khớp khác như chứng khớp xương biến dạng, hiện tượng xương và khớp bị lão hóa. Vì vậy, trong thực tế, đã có những người bị chẩn đoán mắc chứng phong thấp, nhưng khi khám kỹ ở chuyên khoa thì hóa ra lại bị khớp xương lão hóa biến dạng.

Về điều trị, loại hormon do vỏ bên ngoài tuyến thượng thận tiết ra rất công hiệu với bệnh. Tuy nhiên, ngoài những tình huống đặc biệt, không nên sử dụng thuốc này, bởi vì việc lạm dụng loài hormon này không những làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với vi khuẩn, mà còn gây những phản ứng phụ khó lường. Thông thường, người ta vẫn sử dụng hormon tuyến thượng thận, vitamin B, ACTH, DOCA, cùng với hợp chất vàng phenylbutafor choroguin, các loại thuốc hệ aspirin. Nhưng dù dùng loại thuốc nào, người bệnh đều phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài ra, còn có những phương pháp vật lý trị liệu như: trị liệu bằng sóng cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng...

Điều tối quan trọng trong việc điều trị bệnh phong thấp là chuẩn bị tâm lý chữa bệnh. Đây là thứ bệnh chưa rõ nguyên nhân và chưa có phương sách gì điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi đã mắc bệnh, phải chuẩn bị tư tưởng “khổ cả một đời” và phải có kế hoạch lâu dài để "chiến đấu" với bệnh tật.