Ca cấy ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện cách đây 50 năm

Ca cấy ghép thận đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện thành công cách đây đúng 50 năm.

Năm 1954, tại thành phố Boston (Mỹ), bác sĩ phẫu thuật Joseph Muray đã cứu sống một bệnh nhân tên là Ronal Richard bị suy thận rất trầm trọng, qua việc cấy ghép thành công vào cơ thể anh ta một quả thận của người anh trai Ronal Herrich. Trước đó, năm 1933, một nhà phẫu thuật người Ukraine đã tiến hành ca cấy ghép thận, song không thành công. Đến năm 1940, nhà nghiên cứu Peter Medawar đã làm sáng tỏ nguyên nhân thất bại của cách điều trị này: Các bộ phận trong cơ thể con người đều mang một sắc tố miễn dịch giúp cơ thể nhận ra và đào thải mọi sự xâm nhập lạ, chỉ trừ trường hợp bộ phận cấy ghép đó giống hệt. Tuy nhiên, sau thành công của Joseph Muray, không phải ca cấy ghép các bộ phận nội tạng con người nào cũng thành công. Trong thời gian 20 năm từ 1954 đến 1974, chỉ có 35 trên tổng số bệnh nhân được cấy ghép một bộ phận của người khác được cứu sống. Phải chờ đến 30 năm sau khi ngành y học đã tìm ra loại thuốc chống lại sự đào thải các bộ phận cấy ghép trong cơ thể con người, thì phương pháp điều trị này mới thực sự trở thành một cuộc cách mạng y học. Và nhà phẫu thuật thành công đầu tiên trong lĩnh vực này trên thế giới đã được trao Giải Nobel Y học vào năm 1990.

Hiện nay, mỗi năm có khoảng 40.000 ca cấy ghép các bộ phận cơ thể con người được thực hiện trên thế giới. Con số thống kê cho biết tổng cộng có khoảng 460.000 người đang sống nhờ một hoặc vài bộ phận của người khác.