Loạn trương lực cơ: Bệnh rắc rối, nhiều triệu chứng !
Loạn trương lực cơ (Dystonia) là một hội chứng co thắt cơ liên tục, thường gây các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại, hoặc các dáng điệu bất thường.
Những biểu hiện thường gặp là chân tay bệnh nhân bị quấn cuộn, vẹo cổ, co giật mi mắt, cuống họng bị thắt chặt (không nói được) hay chứng chuột rút... Các nguyên nhân gây loạn trương lực cơ chưa được xác định một cách rõ ràng. Ở Việt
Theo tiến sĩ Trương Dũng, Viện trưởng Viện Parkinson ở
Càng bị stress, bệnh càng nặng
Loạn trương lực cơ không đe dọa mạng sống nhưng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Khi bắt đầu mắc chứng bệnh này, người bệnh thường cảm thấy bị cô lập, mặc cảm hoặc sợ hãi, sau đó bỏ việc... Do hình dạng bị co quắp, không dám giao tiếp, mất cả việc làm nên bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề. Đối với dạng loạn trương lực cơ co giật mí mắt, những cơn co giật cơ không chủ ý làm bệnh nhân nhắm mắt kéo dài hay từng cơn. Bệnh bắt đầu với nháy mắt không tự chủ và ngày càng tăng dần lên, trong vòng một tuần mí mắt sẽ nhắm hoàn toàn trong nhiều giây đến một phút.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Lê Minh Thông, Trưởng Khoa Thẩm mỹ phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện (BV) Mắt TPHCM, co giật mí mắt có thể dẫn đến mù, và bệnh nhân trở nên suy nhược trầm trọng. Ánh sáng chói có thể làm bệnh nặng hơn. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn từ 50-70 tuổi và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Còn loạn trương lực cơ co thắt nửa mặt (co giật một bên mặt) thường bắt đầu từ mí trên trước khi lan dần đến tất cả các cơ bên mặt. Cường độ của sự co thắt từng cơn gia tăng khi cơ mặt phải làm việc, ví dụ như khi nói.
Tình trạng này sẽ nặng hơn khi bệnh nhân bị stress. Bệnh này tác động nhiều đến tâm lý do ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và chức năng hoạt động. Những bệnh nhân mắc chứng vẹo cổ co thắt luôn cảm thấy rất đau khi lo lắng hay cố gắng xoay đầu. Bệnh này có thể mắc phải ở cả nam và nữ, thường xảy ra nhiều hơn ở tuổi 50. Chứng co cứng cơ chi trên hay còn gọi là chứng “vọp bẻ nhà văn” thì gây run tay khi viết, thường xảy ra ở tay thuận. Đây là một kiểu của loạn trương lực cơ nghề nghiệp.