Triển vọng trị bệnh gout

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Loyola ở TP Chicago (Mỹ) và nhóm cộng sự Nhật Bản mới được công bố trên tạp chí Nature Communication đã phát hiện một cách thức hoàn toàn mới để điều trị bệnh gout và đã thử nghiệm thành công trên chuột.

Bệnh gout hình thành do sự tích tụ tinh thể muối acid uric ở khớp khiến hệ miễn dịch phản ứng lại gây viêm nên đau nhức. Phản ứng của hệ miễn dịch chủ yếu bằng cách kích hoạt calcium vào đại thực bào miễn dịch qua ngõ được gọi là kênh calcium. Nhóm nghiên cứu phát hiện dạng kênh calcium đặc biệt TRPM2.
 
Trong phòng thí nghiệm, chuột bị gout nhưng thiếu TRPM2 làm giảm đáng kể chứng viêm so với chuột bị gout nhưng có TRPM2. Các nhà khoa học kết luận rằng tình trạng khiếm khuyết TRPM2 sẽ giúp bệnh nhân giảm đau nhức do viêm khi bị gout. Bước tiếp theo là tìm ra hợp chất có thể ngăn kênh TRPM2 hoạt động.

Phát hiện mới này cũng được ứng dụng trong nghiên cứu trị bệnh Alzheimer và bệnh xơ cứng động mạch.