Thị trường
17/03/2018 09:57

Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này "đẻ" 1/2 tỷ mỗi năm

Anh Nguyễn Văn Toản là người đầu tiên ở thị trấn Phù Yên (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) thuần hóa thành công con dúi rừng thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều người vui tính, gọi đàn dúi của anh Toản là đàn “lợn mi ni”. Đàn “lợn mi ni” đó mang lại thu nhập khoảng nửa tỷ đồng/năm từ bán dúi giống, dúi thịt.

Nhà anh Toản ở khối 3, thị trấn Phù Yên. Năm 2008, một lần đi xuống bản, tình cờ anh gặp thợ săn là người dân tộc đem bán dúi rừng. Lúc ấy, anh suy nghĩ, nếu người ta cứ săn bắt thế này thì dúi rừng chẳng mấy mà tuyệt chủng. Lo ngại dúi rừng “biến mất” trong nay mai, anh Toản nảy sinh ý định thuần hóa, nhân đàn dúi để cung cấp ra thị trường.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Đàn "lợn mi ni" nhà anh Toản, con nào, con nấy cũng béo tròn

Nghĩ là làm, anh Toản bắt đầu mua dúi rừng về thuần hóa, nuôi sinh sản. Tuy nhiên, khi bắt tay vào chăm sóc, thuần hóa dúi rừng, anh Toản lại gặp vô vàn khó khăn chứ không dễ như anh từng nghĩ.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Trong chuồng nhà anh Toản thường xuyên duy trì 500 con dúi ở các độ tuổi khác nhau

“Thời gian đầu, tôi mua về thuần hóa gần 10 con dúi rừng từ những người thợ săn. Đàn dúi “lạ nước, lạ cái” biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, chết dần, chết mòn. Không nản lòng, tôi tiếp tục mua những con dúi rừng khác về vừa nuôi vừa mầy mò tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc. Phải mất hơn 3 năm, tôi mới thuần hóa dúi rừng thành công...” – anh Toản nhớ lại.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Mía là thức ăn "khoái khẩu" của đàn dúi

Chị Trần Thị Loan (vợ anh Toản) cho hay: Vì là người đầu tiên ở thị trấn Phù Yên nuôi dúi nên anh Toản không biết học hỏi, chia sẻ với ai mà tự mầy mò, tìm hiểu kĩ thuật. Nhiều đêm anh mất ngủ, miên man suy nghĩ làm thế nào để đàn dúi thích nghi với môi trường nuôi dưỡng.

“Thất bại nối tiếp nhau nhưng chồng tôi vẫn kiên trì và quyết tâm làm cho bằng được. Có những lúc anh ấy đứng cả tiếng đồng hồ chỉ để theo dõi đàn dúi ăn, ngủ. Dần dà, đàn dúi cũng quen hơi chủ, tình trạng dúi chết hầu như không còn nhưng lại phát sinh khó khăn ở thời kì dúi sinh sản. Một số con không “chịu đẻ”. Con thì đẻ thưa, đẻ ít, khi đẻ ra thì cắn chết con... ” – chị Loan thông tin.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Ô nuôi dúi nhỡ, dúi thịt thường rộng hơn ô nhốt dúi sinh sản

Lao tâm khổ tứ mất hơn 3 năm trời đằng đẵng, cuối cùng anh Toản cũng thở phào nhẹ nhõm khi đàn dúi trở nên hiền lành hơn. Đàn dúi sinh sản đều hơn, mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 3 – 5 con.

“Sau khi thuần hóa thành công, những năm đầu, tôi giữ lại nuôi toàn bộ dúi con sau khi sinh sản. Con dúi nào khó thuần hóa, hung dữ thì tôi loại bỏ. Đàn “lợn mi ni” của gia đình cứ thế tăng lên và thường xuyên duy trì khoảng 500 con...” – anh Toản bảo thế.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Chị Loan cho biết, dúi thường hoảng loạn mỗi khi nghe tiếng động lạ

Theo anh Toản, khi dúi đã được thuần hóa thì nuôi rất dễ. Môi trường sống của dúi phải yên tĩnh, nhiệt độ từ 20 – 30 độ C là phù hợp nhất để dúi sinh trưởng và phát triển. Thời tiết lạnh quá hay nóng quá thì dúi sinh sản kém, chậm lớn...

“Nuôi dúi không mất nhiều chi phí. Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 mẩu mía, 1 mẩu tre là được. Với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra tôi cho dúi ăn thêm vỏ mía, vỏ măng hay ít ngô để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn hơn...” – anh Toản chia sẻ.

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 6.

Theo anh Toản, sau khi dúi sinh sản được khoảng 1 tháng 10 ngày thì tách khỏi mẹ

Thay vì xây chuồng cho dúi ở như trong thời gian mới nuôi, anh Toản đã ghép những viên gạch (50x50) với nhau, tạo thành từng ô vuông nuôi dúi, vừa đỡ tốn diện tích vừa đảm bảo độ thoáng mát. Với dúi sinh sản, anh Toản cho chúng ở thành từng cặp. Những ô nuôi dúi nhỡ, dúi thịt rộng hơn so với ô nhốt dúi sinh sản.

Mặc dù dúi có sức đề kháng tốt, hầu như không xảy ra dịch bệnh bao giờ nhưng anh Toản vẫn thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nơi ở của dúi luôn sạch sẽ, thoáng mát...

 
Chỉ ăn tre, nứa, mía mà 500 con này đẻ 1/2 tỷ mỗi năm - Ảnh 7.

Dúi sinh sản được nhốt thành từng cặp

“Tuy là dúi nuôi nhưng chất lượng thịt vẫn đảm bảo độ thơm, ngon không kém gì dúi rừng. Tôi không cho dúi ăn gì khác ngoài vỏ mía, vỏ măng, cỏ voi, thân cây tre, mía. Vì là “con đặc sản” nên dúi được nhiều người ưa chuộng. Nhiều khách hàng từ các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa... lặn lội lên tận nhà để mua dúi giống, dúi thịt...” – anh Toản vui vẻ cho biết thêm.

Nuôi “đàn lợn mi ni” chỉ cho ăn tre, mía, cỏ voi... mà anh Toản có thu nhập khủng. Mỗi năm, anh Toản bán ra thị trường khoảng 400 con dúi thịt, với giá 380.000 đồng/kg và 400 đôi dúi giống, với giá từ 1-1,2 triệu đồng/đôi. Trừ chi phí, anh Toản lãi khoảng 500 triệu đồng/năm từ đàn “lợn mi ni”.

Theo Văn Chiến - Thiên Long (Dân Việt)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.